NCS Bùi Thị Minh Tiệp bảo vệ luận án tiến sĩ

Ngày 06/07/2012, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Bùi Thị Minh Tiệp, chuyên ngành Kinh tế học, với đề tài "Tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam".
Thứ sáu, ngày 06/07/2012

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Chuyên ngành:     Kinh tế học (Kinh tế vĩ mô)       
Mã số: 62.31.03.01
Nghiên cứu sinh:    Bùi Thị Minh Tiệp          
Người hướng dẫn:   1. PGS.TS. Nguyễn Văn Công    2. TS. Giang Thanh Long   

Những đóng góp về mặt học thuật, lý luận

Trong quan hệ dân số -  kinh tế, luận án chỉ rõ việc nghiên cứu cơ cấu tuổi dân số mới là nhân tố quan trọng với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đây là bước tiến mới so với các nghiên cứu trước đây khi việc phân tích tập trung chủ yếu vào quy mô dân số.

Nghiên cứu biến đổi dân số trong mối quan hệ dân số - kinh tế trong bối cảnh của Việt Nam, luận án đã xây dựng mô hình ước lượng tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, cung cấp một căn cứ tham khảo cho những nghiên cứu về sau.

Đây là một trong những số ít nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam nhằm lượng hoá tác động của cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế. Phương pháp ước lượng Tài khoản chuyển giao quốc dân  (NTA) là phương pháp mới được áp dụng một số nước trên thế giới từ năm 2004 và luận án này là một áp dụng sớm nhất tại Việt Nam.

Trên cơ sở phân tích chính sách dân số ở Việt Nam qua các giai đoạn phát triển, luận án chứng minh tầm quan trọng của các chính sách đối với xu hướng biến đổi cơ cấu tuổi dân số và vai trò quyết định của chính sách đối với việc thu lợi từ biến đổi cơ cấu tuổi dân số cho tăng trưởng kinh tế.

Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm các nước và kết quả ước lượng cho Việt Nam, luận án chứng minh biến đổi cơ cấu tuổi dân số, thay vì quy mô dân số, thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Luận án còn chỉ rõ giai đoạn nào biến đổi cơ cấu tuổi dân số ở Việt Nam tác động tích cực và tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế (thúc đẩy/kìm hãm tăng thu nhập bình quân đầu người) để từ đó đề xuất các khuyến nghị chính sách phù hợp.

Nghiên cứu cũng chỉ rõ quan niệm ‘dân số vàng’ dưới góc độ nhân khẩu học rất khác biệt với quan niệm ‘dân số vàng’ dưới góc độ kinh tế. Do đó, việc nghiên cứu tác động của biến đổi dân số đến tăng trưởng kinh tế cần tập trung đến góc độ kinh tế mà ở đó việc ước lượng, dự báo ‘dân số không hoạt động kinh tế’ và ‘dân số hoạt động kinh tế’ quan trọng hơn là việc ước lượng, dự báo quy mô dân số theo lát cắt tuổi (bằng phân biệt trẻ em, người trong tuổi lao động và người cao tuổi).

Kết quả phân tích định lượng cũng cho biết mức đóng góp cụ thể của biến đổi cơ cấu tuổi dân số cho tăng trưởng GDP bình quân đầu người; Chỉ rõ năng suất phải tăng lên bao nhiêu để có thể duy trì mức tăng trưởng như hiện tại; Thời kỳ mà tăng trưởng kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào năng suất lao động (khi không còn thu được “lợi tức dân số” do biến đổi cơ cấu tuổi dân số).
Không chỉ đơn thuần tập trung vào vấn đề tăng trưởng kinh tế, luận án còn đề xuất và gợi mở việc nghiên cứu chính sách dân số - kinh tế có tính toàn diện hơn như lồng ghép chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam, nghiên cứu về tác động của già hóa dân số đến tăng trưởng kinh tế. Đây là hướng nghiên cứu cung cấp một đầu ra khác rất quan trọng cho việc hoạch định chính sách trong thời gian tới khi dân số ngày càng già nhanh.

Nội dung của luận án xem tại đây.

 

-----------

 

NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

Theme: “The impact of changes in population’s age structure on economic growth in Vietnam”
Majority: Economics (Macroeconomics)
Code: 62.31.03.01
PhD candidate: Bui Thi Minh Tiep
Supervisors:     1. Assoc. Prof. Dr. Nguyen Van Cong    2. Dr. Giang Thanh Long

New contributions of the disseration to academics and theories

Rather than focusing on the relation of population size and economic growth as in a number of previous studies, this dissertation seeks to explore the relation between population’s age structure on economic growth in Vietnam. This is a significant contribution to literatures on the nexus of population-economic growth in Vietnam.

This dissertation is also among the first studies in Vietnam to quantify the impact of changes in population’s age structure on economic growth.

The method used in the dissertation, which is national accounts transfer (NTA), is applied for the first time in Vietnam. At global level, this method has been applied since since 2004 to few countries.

New recommendations learnt from the research result     

The dissertation, using evidence-based approach, shows that quality of population rather than quantity of population will be the key factor for economic growth and development, and that age structure rather than size will determine economic growth pattern.

More importantly, the dissertation provides an argument on differences between ‘demographic bonus’ and ‘economic bonus’ since the former indicates only demographic dependency between population groups with an implicit assumption that working-age population is active, while non-working-age population is inactive, while the latter implies dependency between economically inactive population and economically active population..

With evidence-based approach, the dissertation not only focuses on quantifying impact of population’s age structure on economic growth, it also provide a number of policy directions for the government of Vietnam in reaping ‘bonus’ and preparing for ‘aging’ phases..