NCS Cao Anh Tuấn bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h ngày 21/12/2013 tại Phòng họp Tầng 4 nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Cao Anh Tuấn, chuyên ngành Kinh tế quốc tế, với đề tài "Điều chỉnh hệ thống thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO)".
Thứ bảy, ngày 21/12/2013

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Điều chỉnh hệ thống thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế      
Mã số: 62310106
Nghiên cứu sinh: Cao Anh Tuấn                      
Người hướng dẫn: 1. GS.TS  Nguyễn Thành Độ   2. PGS.TS Quách Đức Pháp

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Từ lý luận về điều chỉnh thuế thu nhập và các yêu cầu, điều kiện khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), luận án tập trung làm rõ các cơ sở lý luận, cụ thể:

(1) Luận án đưa ra các nguyên tắc mới nhằm tránh xung đột mạnh, bất ổn xã hội khi điều chỉnh thuế thu nhập. Luận án cũng đề cập đến các mô hình tác động thuế, đồ thị hóa các tác động và luận giải chính sách thuế thu nhập là ít bị méo mó nhất khi đánh thuế.

(2) Trên cơ sở kinh nghiệm điều chỉnh thuế thu nhập của các quốc gia có điều kiện tương đồng với Việt Nam, tác giả đã đưa ra những lý luận mang tính định hướng khi Việt Nam điều chỉnh thuế thu nhập đồng thời thực hiện các cam kết đối với WTO.

(3) Luận án đã làm rõ những tác động của điều chỉnh thuế thu nhập thông qua việc sử dụng mô hình phân tích tác động lợi ích – chi phí và đánh giá ảnh hưởng chính sách để đánh giá những đấu tranh và phản ứng của các chủ thể trong nền kinh tế khi thay đổi mối quan hệ lợi ích và chi phí của họ trong quá trình điều chỉnh thuế thu nhập.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Trên cơ sở yêu cầu điều chỉnh thuế thu nhập để tiếp tục hội nhập, đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng và phù hợp với các nguyên tắc của WTO, luận án đã đề xuất:

(1) Tập trung điều chỉnh về chính sách thuế thu nhập theo 04 nội dung cơ bản: mở rộng diện điều chỉnh thu nhập chịu thuế; quy định các khoản chi phí được trừ và các khoản giảm trừ phù hợp với chuẩn mực quốc tế; đảm bảo hài hòa lợi ích chung về thuế suất; đảm bảo ưu đãi thuế đáp ứng nguyên tắc của WTO.

(2) Trên cơ sở áp dụng phương pháp đánh giá tác động của chính sách khi điều chỉnh hệ thống thuế thu nhập theo nhóm lợi ích - chi phí tổng hợp tác giả đã xây dựng 3 kịch bản so sánh giữa số thu thuế thu nhập và biến động của hàng hóa cá nhân và hàng hóa công cộng, từ đó đề xuất phương án điều chỉnh thuế thu nhập đảm bảo vừa hiệu quả, vừa không gây xáo trộn trong xã hội.

(3) Tác giả đề xuất vận dụng mô hình cân đối tổng thể để xác định rõ đối tượng, lĩnh vực cần thu thuế, giãn thuế, miễn giảm thuế thu nhập để đảm bảo công bằng, minh bạch và hiệu quả của chính sách thuế.

(4) Xây dựng các giải pháp cụ thể để đồng bộ hóa cơ chế quản lý thuế và các chính sách có liên quan: xây dựng cơ chế xác định giá trước; cải cách quản lý đất đai, thanh toán không dùng tiền mặt, đăng ký kinh doanh,...
 

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONSTRIBUTIONS OF THE THESIS

Topic: Income tax system adjustment under the condition of  Vietnam joining World Trade Organisation (WTO)
Major: International Economics       
Code: 62310106
Researcher: Cao Anh Tuan                   
Supervisors: 1. Prof. Doc. Nguyen Thanh Do   2. Associate Prof. Doc. Quach Duc Phap

Academic and theoretical contributions of the thesis

From the theory about income tax adjustment and requirements, conditions on joining World Trade Organisation (WTO), the thesis focuses on clarifying theoretical bases:

(1) The thesis provides new rules to avoid major conflicts and social insecurities when income tax adjusted. The thesis also mentions the tax impacting models, diagrammatizes the impacts and explains that the income tax is the least distorted tax policy.

(2) Based on the experience of income tax adjustments in countries similar to Vietnam, the researcher asserts oriented arguments when Vietnam simultaneously adjusts income tax and demonstrates WTO’s commitments.

(3) The thesis clarifies impacts of income tax adjustments by providing benefit – cost analyzing model and policy impact evaluation model in order to assess reactions of subjects of the economy when income tax adjustments change their benefit – cost relation.

Findings and Recommendations

Based on the requirement on income tax adjustment with the aim of continuous integrating, ensuring equal competition and being appropriate to WTO’s rules, the thesis proposes:

(1) Concentrate on income tax adjustment in 4 main areas: expand the taxable income; adjust the deductible expense to meeting international standard; appropriately ensure the common benefit of tax rate; ensure the tax incentives meeting WTO’s rules.

(2) Based on applying policy impact evaluation method when adjusting income tax to benefit – cost groups, the researcher constructs 3 scenarios which compare income tax revenue with fluctuation of personal goods and public goods, thence, proposes the appropriate method of adjusting income tax which ensures the effectiveness and social conflict avoidance.

(3) The researcher introduces overall balanced model to identify taxpayers and areas which need to collect tax, prolong deadlines of tax payment, exempt and deduct tax in order to assure the fairness, explicitness and effectiveness of the tax policy.

(4) Offer practical solutions which synchronize tax administration mechanism and related policies: Advance Pricing Agreement, Land Administration Reform, Non-cash Payment, Business Registration,…