NCS Đặng Thành Cương bảo vệ luận án tiến sĩ

Ngày 26/10/2012, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đặng Thành Cương, chuyên ngành Kinh tế tài chính ngân hàng, với đề tài "Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Nghệ An".
Thứ ba, ngày 25/09/2012

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Nghệ An.
Chuyên ngành    : Kinh tế tài chính ngân hàng                      
Mã số: 62.31.12.01
Nghiên cứu sinh    : ĐẶNG THÀNH CƯƠNG       
Người hướng dẫn    : PGS.TS NGUYỄN THỊ BẤT        

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

(1) Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây về thu hút FDI, kết hợp với khảo sát thực tiễn, luận án đã hệ thống bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư FDI theo cách tiếp cận vĩ mô đứng trên góc độ nhà quản lý, đó là:

(i) Giá trị gia tăng
(ii) Hệ số ICOR,
(iii) Năng suất lao động,
(iv) Hiệu suất sử dụng điện năng, sử dụng đất,
(v) Mức độ đóng góp vào xuất khẩu, GDP, ngân sách Nhà nước và tạo việc làm của khu vực FDI. 

(2) Luận án cũng đã luận giải các chính sách để thu hút vốn FDI vào địa phương đó là chính sách cơ cấu ngành tại địa phương, chính sách thuế, phí và lệ phí, chính sách về đất đai, chính sách về lao động, ưu đãi hỗ trợ đầu tư, chính sách cải cách thủ tục hành chính, xúc tiến đầu tư.

Những đóng góp mới về mặt thực tiễn

(1) Luận án nghiên cứu thực trạng thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Nghệ An, nơi đã có một số đề tài nghiên cứu về thu hút vốn FDI nhưng ít có nghiên cứu đề cập đến hiệu quả sử dụng vốn FDI. Thông qua việc đánh giá thực trạng vốn FDI tại Nghệ An, luận án đã chỉ ra nhiều hạn chế dẫn đến kết quả có sự mất cân đối trong thu hút vốn FDI, hiệu quả sử dụng vốn FDI thấp, quy mô vốn nhỏ.

Luận án sử dụng phần mềm Eview4 để tiến hành hồi quy mô hình đánh giá hiệu quả vốn FDI thực hiện tại tỉnh Nghệ An. Kết quả kiểm định cho thấy mô hình tối ưu nhất có dạng:

VA = -31.088,36 + 0,471832*NVi + 34,75335*LDi + 37.229,96*Ti

Trong đó: VA là giá trị gia tăng khu vực FDI, NV là vốn thực hiện khu vực FDI, LD là số lao động khu vực FDI và T là biến thời gian.

Mô hình hồi quy cho thấy mối quan hệ giữa vốn FDI thực hiện và VA là rất chặt chẽ, đây chính là cơ sở để xác định cần phải thu hút FDI bao nhiêu để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế theo kế hoạch đề ra cho tỉnh Nghệ An.

(2) Luận án cũng khẳng định hiệu quả sử dụng vốn FDI còn thấp so với kỳ vọng được chứng minh qua tác động của vốn FDI đến đóng góp vào kinh tế, tạo việc làm, cải thiện môi trường, đồng thời cũng chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong đó nhấn mạnh đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật, quản lý nhà nước, hoạt động xúc tiến và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

(3) Kết quả nghiên cứu cũng góp phần khẳng định việc tăng cường thu hút FDI tại Nghệ An cần gắn quy mô với chất lượng và hiệu quả sử dụng, chứ không thu hút bằng mọi giá. Dựa trên cơ sở thực tế tại địa phương, luận án cũng đưa ra các giải pháp để tăng cường thu hút vốn FDI vào địa bàn tỉnh, đó là:

- Tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật tạo sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài;
- Thúc đẩy hoạt động xúc tiến;
- Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch;
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ;
- Cải cách thủ tục hành chính;
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực;
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện các biện pháp chống chuyển giá;
- Cần thực hiện đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI bằng các mô hình kinh tế lượng.

Nội dung của luận án xem tại đây.

-------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THESIS

Thesis subject: Strengthening the attraction of foreign direct investment (FDI) capital into Nghe An province.
Speciality: Financial and Banking Economics       
Code: 62.31.12.01
PhD candidate: DANG THANH CUONG
Instructed by: ASSOC. PROF. PHD NGUYEN THI BAT

New contributions in academic, theoretical aspects

(1) On the basis of inhering the pervious researches on attraction of FDI, combining with actual investigation, the thesis systemized the evaluation target set on efficiency of using FDI capital according to the macro approach in the angle of the manager, namely:

(i) Value added,
(ii) ICOR coefficient,
(iii) Labor productivity,
(iv) Output of power use, land use,
(v) Contribution level to export, GDP, State budget and employment creation of FDI area.

(2) The thesis also interpreted the policies to attract FDI capital into the locality, namely: Policy on sector structure at the locality, policy on tax, fee and charge, Policy on land, labor and investment support incentives, Policy on administrative procedure reform, investment promotion.

New contributions in reality aspect

(1) The thesis studies the real situation of attraction and efficiency of using FDI capital in Nghe An where there were some research subjects on attracting FDI capital but few subjects mentioned about the efficiency of using FDI capital. Through the evaluation of real situation of FDI capital in Nghe An, the thesis mentioned about many limitations which led to the result of imbalance in attracting FDI capital, low efficiency of using FDI capital and small capital scale.

The thesis used software Eview4 to carry out regression of the model on evaluating the efficiency of implemented FDI capital in Nghe An province. The testing result showed that the most optimal model had the form:

VA = -31,088.36 + 0.471832*NVi + 34.75335*LDi + 37,229.96*Ti

Where: VA is value added of FDI area, NV is implementation capital of FDI area, LD is laborer number in FDI area and T is time variable.

The regression model showed that the relationship between implemented FDI capital and VA was very close; this was the basis for determining that how much FDI capital is needed to attract to attain the economic growth rate according to the plan put forward for Nghe An province.

(2) The thesis also affirmed that the efficiency of using FDI capital was still low in comparison to the proven expectation through impact of FDI capital to the contribution into the economy, employment creation, environmental improvement, and it also mentioned about the reasons leading to the limitations in which it emphasized on technical infrastructure, State management, promotion activity and competitive capacity index at provincial level.

(3) The research result also contributed to affirming that the strengthening of attraction of FDI in Nghe An province needed to attach the scale with quality and use efficiency, not attract at any cost. On the basis of the fact at the locality, the thesis put forth the solutions to strengthen the attraction of FDI capital into the province, namely:

- Strengthening the investment into the technical infrastructure to create the attractiveness for foreign investor;
- Stepping up promotion activity;
- Improving the quality of planning;
- Developing the support industry;
- Reforming administrative procedure;
- Investing into the development of human resources;
- Stepping up the checking, supervision of implementation of transfer pricing prevention measures;
- It is necessary to implement the evaluation on efficiency of using FDI capital by econometrics models.