NCS Đặng Văn Dân bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h ngày 28/04/2014 tại Phòng họp Tầng 4 nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đặng Văn Dân, chuyên ngành Kinh tế học, với đề tài "Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa tại Việt Nam".
Thứ hai, ngày 28/04/2014

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa tại Việt Nam.
Chuyên ngành: Kinh tế học (Kinh tế vi mô)           
Mã số: 62.31.03.01
Nghiên cứu sinh: Đặng Văn Dân    
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS  Vũ Kim Dũng    2. PGS.TS. Tô Trung Thành

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Qua phân tích và thẩm định các nhân tố, nghiên cứu phát hiện 3 nhân tố có ảnh hưởng tiềm tàng tới định hướng theo học loại hình đào tạo từ xa của người dân Việt Nam:

(i) Các chủ đề liên quan đến học và việc làm trước đây,
(ii) Khả năng cung cấp phương tiện trong đào tạo từ xa,
(iii) Chất lượng đào tạo từ xa.

Ba nhân tố đã được dùng như các biến giải thích trong mô hình hồi quy binary logistic với những dự định học tập của người dân là biến số độc lập. Dựa trên các phát hiện, ước lượng xác suất số lượng người dân Việt Nam theo đuổi đào tạo từ xa được tính bằng:

1/(1+e-z)  với:  z =  (- 1.407) + (-0.289)F1 + (- 0.261)F2 + (0.225)F3. Trong đó:

- F1: Các chủ đề liên quan đến học và làm việc trước đây.
- F2: Khả năng ứng dụng Phương tiện trong đào tạo từ xa.
- F3: Sự tin tưởng chất lượng đào tạo từ xa của người dân và thị trường lao  động.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Để mang lại cơ hội học tập cho mọi người và khuyến khích người dân theo học từ xa, đào tạo từ xa Việt Nam cần:

(i) Đa dạng hóa các ngành, nghề đào tạo từ xa phù hợp với thị trường lao động,
(ii) Tăng cường ứng dụng phương tiện trong đào tạo từ xa,
(iii) Tăng cường đảm bảo chất lượng đào tạo từ xa.

Nghiên cứu chỉ ra một thực tế rằng việc kiểm định động lực và các đặc điểm của người dân Việt Nam có thể góp phần vào hiểu biết về các thành tố của cầu đào tạo từ xa tại Việt Nam. Tuy nhiên để dự báo các xu hướng ảnh hưởng đến cầu đào tạo từ xa, từ đó đưa ra hướng dẫn tốt hơn cho người dân lựa chọn đào tạo từ xa sau cấp học phổ thông, thì động lực theo đuổi đào tạo từ xa của người dân phải được điều tra trên cơ sở liên tục, bởi nhận thức của người dân và thái độ theo đuổi cấp đào tạo sau giáo dục bắt buộc có thể thay đổi theo thời gian.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTION OF THE THESIS

Thesis: Analysis of factors influencing the demand for distance education in Vietnam.
Specialization: Economics (Microeconomics)   
Code: 62.31.03.01
Ph.D student: Đặng Văn Dân    
Supervisor: 1. Asc.Prof. Dr.  Vũ Kim Dũng        2.Asc.Prof. Dr. Tô Trung Thành

New contribution in terms of theory

By analyzing and checking factors, the thesis identifies three factors which have potential influence on the orientation towards distance education by Vietnamese people:

(i) Topics related to previous education and work,
(ii) Applicability of facilities in distance education,
(iii) quality of  distance education.

The three factors are used as explanatory variables in the  binary logistic regression model with the people’s intention to follow distance education as an independent variable. Based on the findings, an estimation of the probability of Vietnamese people taking distance education is calculated by the following formula:

1/(1+e-z)  with  z =  (- 1.407) + (-0.289)F1 + (- 0.261)F2 + (0.225)F3 in which:

- F1: Topics related to previous education and work.
- F2: Applicability of facilities in distance education.
- F3: Trust in quality of  distance education by the public and the labor market.

New recommendations withdrawn from the research findings

To ensure the learning opportunity for everyone and to encourage people to take distance education Vietnam should: (i) Diversify majors and professions trained in the form of distance education to match them with the demand of the labor market, (ii) Improve the application of facilities in distance education, (iii) Enhance quality assurance in distance education.

The thesis reveals that the assessment of motivation and characteristics of the Vietnamese can contribute to the understanding of components of the distance education in Vietnam. However, to forecast trends influencing the demand for distance education, from which to introduce better guidance for people to choose distance education after high school, there should be continuous research on the motivation to follow distance education by the people, because people’s awareness and their attitude over the form of education to take after compulsory education stage can change over time.