NCS Đào Anh Tuấn bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 14/11/2014 tại Phòng họp Tầng 2 Nhà 10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đào Anh Tuấn, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý), với đề tài "Quản lý nhà nước về thương mại điện tử".
Thứ ba, ngày 14/10/2014

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Quản lý nhà nước về thương mại điện tử
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế (Khoa học quản lý)
Mã số: 62.34.01.01
NCS: Đào Anh Tuấn   
Người hướng dẫn: GS.TSKH.Lê Du Phong

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

1. Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại điện tử trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, luận án đề xuất cần coi khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa rộng, với quan điểm này thương mại điện tử được hiểu là việc tiến hành một khâu hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động kinh doanh bằng các phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.

2. Luận án đã nghiên cứu xây dựng và đề xuất bộ tiêu chí để đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về thương mại điện tử trên cơ sở vận dụng mô hình Outcome và phương pháp luận về đánh giá chính sách của Ngân hàng thế giới. Các chỉ số trong bộ tiêu chí này được sử dụng để đánh giá một cách toàn diện các nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử theo các tiêu chí: hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững.

Những đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu

1. Từ kết quả phân tích thực trạng quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở Việt Nam giai đoạn 2006-2012, kết quả đánh giá quản lý nhà nước về thương mại điện tử theo các tiêu chí ở trên, luận án đã chỉ rằng: bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, hoạt động quản lý nhà nước về thương mại điện tử hiện nay còn tồn tại một số bất cập chủ yếu sau:

(i) thiếu các định hướng chiến lược trong phát triển thương mại điện tử;
(ii) pháp luật về thương mại điện tử chưa điều chỉnh hết nhiều lĩnh vực mới nảy sinh trong thương mại điện tử;
(iii) niềm tin của người tiêu dùng đối với thương mại điện tử còn thấp;
(iv) nguồn nhân lực cho thương mại điện tử còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng;   
(v) hoạt động kiểm tra, thanh tra thương mại điện tử chưa được chú trọng.

2. Để hoàn thiện quản lý nhà nước về thương mại điện tử, luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu sau:

(i) Xây dựng chiến lược phát triển thương mại điện tử quốc gia nhằm tạo ra các định hướng lâu dài cho phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.

(ii) Hoàn thiện các chính sách thương mại điện tử như: chính sách thương nhân; chính sách thuế trong thương mại điện tử; chính sách bảo vệ người tiêu dùng; chính sách nguồn nhân lực.

(iii) Hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử trong đó tập trung vào các nội dung: công nhận thương mại điện tử là một ngành trong hệ thống các ngành kinh tế quốc dân; quy định rõ về trách nhiệm, quyền hạn của các bên tham gia thương mại điện tử đối với các hình thức thương mại điện tử mới nảy sinh; hoàn thiện các quy định về thương mại điện tử xuyên biên giới; công nhận giá trị pháp lý của chứng cứ điện tử; hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử.

(iv) Tăng cường hoạt động đào tạo về thương mại điện tử, công nhận thương mại điện tử là một chuyên ngành chính thức trong hệ thống giáo dục quốc gia.

(v) Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra về thương mại điện tử, thành lập thanh tra chuyên ngành về thương mại điện tử.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Topic: State management of electronic commerce
Major: Economic Management (Science of Management)
Code: 62.34.01.01
PhD candidate: Dao Anh Tuan
Supervisor: Prof.Dr.Sc.Le Du Phong

New theoretical and academic contributions

1. In order to perform the state management (SM) function of electronic commerce (E-commerce) in current situation of international economic integration, the thesis has proposed that the concept of E-commerce should be considered in broad meaning. From this viewpoint, E-commerce is interpreted as the implementation of a part or the entire process of business activities by electronic means with connection to the Internet, mobile telecommunications networks or other open networks.

2. The thesis has researched, developed and proposed a set of assessment criteria for the SM activities of E-commerce on the basis of the Outcome model and methodology on assessment of World Bank’s policies. Indexes in this set of criteria are used to comprehensively assess the SM of E-commerce in accordance with following criteria: Efficiency, effectiveness, conformity and sustainability.

New proposals from the research result

1. From the analysis result of the SM status of E-commerce in Vietnam during the 2006-2012 period and the SM assessment result of E-commerce in accordance with the above criteria, the thesis has shown that: in addition to the positive achieved results, there are still some main inadequacies in SM activities of E-commerce as below:

(i) strategic orientation in E-commerce development is short,
(ii) law on E-commerce has not been adjusted for all new emerging fields of E-commerce,
(iii) trust of consumers in E-commerce remains low;
(iv) human resources for E-commerce is short in quantity and poor in quality,
(v) E-commerce examination and inspection have not been focused on.

2. In order to complete the SM of E-commerce, the thesis has proposed some main solutions as follows

(i) To elaborate the national E-commerce development strategy in order to create long-term orientations for E-commerce development in Vietnam.

(ii) To complete E-commerce policies such as business people policy, tax policy in E-commerce, consumer protection policy and human resources policy.

(iii) To complete the law on E-commerce, focusing on the following contents: Recognizing E-commerce as a field in the system of national economic sectors; clearly defining responsibilities and powers of the E-commerce participants for the newly arisen E-commerce forms; completing regulations on cross-border E-commerce; recognizing the legal validity of electronic evidence; completing regulations on settlement of disputes in E-commerce.

(iv) To strengthen E- commerce training activities, recognizing E-commerce as an official major in the national education system.

(v) To strengthen E-commerce inspection, examination activities and establish specialized inspectorate of E-commerce.