NCS Đỗ Thị Tố Quyên bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h ngày 17/06/2014 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đỗ Thị Tố Quyên, chuyên ngành Kinh tế phát triển (Kinh tế đầu tư), với đề tài "Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam".
Thứ ba, ngày 17/06/2014

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển (Kinh tế đầu tư)       
Mã số: 62.31.05.01
Nghiên cứu sinh: Đỗ Thị Tố Quyên           
Người hướng dẫn: 1. GS.TS Trần Thọ Đạt              2. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Các nghiên cứu trước đây về ngân hàng thương mại (NHTM) mới chỉ tập trung vào năng lực cạnh tranh mà chưa nghiên cứu sâu về đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. Luận án đã làm sáng tỏ và phát triển các vấn đề lý luận về đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM: khái niệm, đặc điểm, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng, vốn và nội dung đầu tư. Các vấn đề lý luận này đều được gắn với đặc trưng của NHTM. Luận án đã chỉ ra nội dung đầu tư, cơ cấu sử dụng vốn đầu tư phụ thuộc vào chiến lược cạnh tranh, công cụ cạnh tranh của mỗi ngân hàng. Luận án đã xây dựng quy trình và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại NHTM. Các chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa đầu tư với năng lực cạnh tranh và được xác định tùy thuộc vào chiến lược cạnh tranh của ngân hàng tại mỗi giai đoạn.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) là một ngân hàng lớn có truyền thống bán buôn và dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh doanh ngoại tệ, tài trợ thương mại, thẻ,... nhưng vị thế của VCB đang bị đe dọa bởi nhiều đối thủ cạnh tranh như Vietinbank, MB, Techcombank,..VCB đang theo đuổi chiến lược tiếp tục củng cố hoạt động bán buôn đồng thời đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, phấn đấu trở thành một ngân hàng lớn trong khu vực, một trong năm ngân hàng dẫn đầu về bán lẻ trong hệ thống. Với những đặc điểm đó, luận án chỉ ra rằng để cải thiện năng lực cạnh tranh, VCB cần tập trung đầu tư nâng cao trình độ công nghệ, trình độ nhân lực và phát triển thương hiệu, xúc tiến bán hàng. Vận dụng lý luận, luận án đã phân tích, tổng kết và đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại VCB giai đoạn vừa qua. Mặc dù quy trình đầu tư được tiến hành bài bản nhưng nội dung đầu tư chưa tập trung đúng trọng điểm, cơ cấu vốn đầu tư bất hợp lý. Việc phân tích thực trạng cho thấy đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại VCB đã tác động tích cực đến các chỉ số của năng lực cạnh tranh nhưng xét theo mục tiêu cạnh tranh thì hiệu quả đầu tư chưa cao, còn nhiều hạn chế như chưa kịp thời, dàn trải, quản lý đầu tư thiếu chuyên nghiệp. Luận án đã chỉ ra nguyên nhân là do công tác huy động vốn tại VCB còn yếu kém; chiến lược đầu tư chưa phù hợp; nhân sự quản lý đầu tư chưa được đào tạo bài bản; bị ảnh hưởng của cơ chế ngân hàng quốc doanh nên thiếu nhạy bén, chưa bám sát diễn biến thị trường. Ngoài ra, các nhân tố khách quan khác như cơ sở pháp lý chưa đầy đủ; thiếu các chính sách hỗ trợ của nhà nước; mặt bằng công nghệ trong nước còn thấp; mở cửa thị trường tài chính cũng là những nguyên nhân gây ra các hạn chế của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại VCB.

Với những hạn chế và nguyên nhân đã phân tích, để hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại VCB phát huy hiệu quả, luận án đề xuất một số giải pháp: Thứ nhất, xây dựng chiến lược đầu tư với điểm cơ bản là đầu tư đồng bộ cho công nghệ xử lý tập trung, đáp ứng mục tiêu đa dạng, cá biệt hóa sản phẩm, tiết giảm chi phí. Thứ hai, VCB cần huy động vốn bằng các hình thức phù hợp như phát hành trái phiếu chuyển đổi, phát hành cổ phiếu theo kế hoạch khả thi, thận trọng, hợp tác với đối tác chiến lược,…Thứ ba, VCB cần tăng cường quản lý, giám sát đầu tư theo hướng tập trung, có chỉ tiêu, báo cáo đánh giá phù hợp. Ngoài ra, xây dựng bộ phận quản lý chuyên trách; đào tạo kỹ năng cho cán bộ quản lý đầu tư; mở rộng lĩnh vực hoạt động theo mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng để kích thích cải thiện năng lực cạnh tranh cũng là những giải pháp hữu hiệu. Các giải pháp luận án đưa ra không chỉ phù hợp với VCB mà còn có thể áp dụng cho các ngân hàng thương mại khác trong điều kiện phù hợp.
 

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Investment in enhancing competitive capacity at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of  Vietnam.
Major: Development Economy (Investment Economy)        
Code: 62.31.05.01
PhD Candidate: Do Thi To Quyen              
Instructor(s):     1. Prof. Dr Tran Tho Dat          2. Asso.Prof.Dr Nguyen Bach Nguyet

New theoretical contributions

Previous studies of commercial banks concentrated primarily only on competitive capacity but not on investment in enhancing competitive capacity. This thesis develops theories of investment in enhancing competitive capacity at commercial bank include: concepts, characteristics, roles, affecting factors, capital, and investment categories. These matters of theory are all attached with characteristics of commercial bank. The thesis shows investment categories, the structure of investment capital depending on competitive strategy and competitive tools of each bank. The thesis has formed the process and criteria for result and effectiveness of investment in enhancing competitive capacity at commercial bank. These criteria reflect the close relationship between investment and competitive capacity, and are determined basically by banks’ competitive strategies of each stage.

Proposals drawn from research results

Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam (VCB) is a big bank has traditional strengths in wholesale and taking the leading position in many fields, especially in import and export paymnet, forex trading, cards,… but VCB’s position are threatened by many competitors like Vietinbank, MB, Techcombank ,…. VCB’s strategy is to continue maintaining wholesale business and foster retail business at the same time, with a huge attempt to become a big bank in the region, one of the five leading banks in the retail banking. With these features, the thesis points out that in order to improve its competitive capacity, VCB should focus on technology, improvement of staff qualification, brand development and sales promotion. Using these theories, the thesis analyzes, summarizes, and evaluates situation of  investment in enhancing competitive capacity of VCB in the last stage. Although the investment process was methodically carried out, investment categories were not concentrated on key points and the structure of investment capital was irrational. Based on the analysis, investment in enhancing competitive capacity at VCB had good impact on competitive capacity indexes; however, in term of competitive goals, its effectiveness is still low and restricted such as inopportuneness, spreading, unprofessional investment management. The causes found through are: capital mobilization that did not meet the investment needs; limits in manager qualifications and experience; influence of mechanism of state-owned banks, which made VCB not to build appropriate competitive strategy and investment strategy. In addition, other objective factors like the insufficiency of legal foundation, the lack of supportive policies from the government, the low base of home technology, and the openness of financial market are also causes the limitation of investment in enhancing competitive capacity at VCB.

Based on the drawbacks and reasons which were analyzed above, the thesis proposes solutions to raise the effectiveness of investment in enhancing competitive capacity at VCB. First, building the investment strategy in which the key point is to invest comprehensively in centralized processing technology, satisfy the objectives of the diverse and individualized products, and the cost reduction. Second, VCB needs to mobilize capital through suitable chanels such as exchange bond, stock, and strategic partners coordination. Third, VCB needs to intensify the management and suppervise investment by centralize, and build appropriate targets and assessment reports. Besides,  some solutions are proposed such as estabishing a specializing management department; implementing training course for investment managing employees; expanding activities based on finance-bank corporation model to stimulate improving competitive capacity. These solutions are not only suitable to VCB, but they can be applied for other commercial banks in appropriate conditions.
Instructor