NCS Đỗ Thị Tươi bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 8h00 ngày 05/02/2013 tại P401 Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đỗ Thị Tươi, chuyên ngành Quản trị nhân lực (Kinh tế lao động), với đề tài "Hoàn thiện phương pháp trả công lao động theo cơ chế thị trường trong các doanh nghiệp ở Hà Nội".
Thứ ba, ngày 05/02/2013

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Hoàn thiện phương pháp trả công lao động theo cơ chế thị trường trong các doanh nghiệp ở Hà Nội
Chuyên ngành: Kinh tế lao động                                   
Mã số: 62.31.11.01
Nghiên cứu sinh: Đỗ Thị Tươi                
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Nguyễn Tiệp                  2. TS Nguyễn Quang Huề

Đóng góp mới của luận án về học thuật, lý luận

Luận án xây dựng mới khái niệm phương pháp trả công lao động theo cơ chế thị trường là phương pháp trả công lao động dựa trên giá trị sức lao động và quan hệ cung cầu sức lao động trên thị trường để quyết định mức lương và cách tính trả lương hợp lý đảm bảo tính cạnh tranh của tiền lương, thu hút và giữ chân người lao động đồng thời doanh nghiệp phải kiểm soát được chi phí lao động.

Luận án xây dựng mô hình hồi quy bao gồm bốn nhân tố cùng mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới phương pháp trả công lao động theo cơ chế thị trường trong các doanh nghiệp ở Hà Nội: loge(P(Y=1)/P(Y=0)) = - 27,041 +3,318 đội ngũ cán bộ LĐ-TL + 3,084 các quy định pháp luật về tiền lương +1,474 chủ doanh nghiệp + 3,649 công bằng trong tiền lương trả cho người lao động.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Trên quan điểm phát triển thị trường lao động với tiền lương là giá cả của hàng hóa sức lao động phải xuất phát từ các phương pháp trả công lao động theo cơ chế thị trường trong doanh nghiệp, luận án đã đề xuất các giải pháp bao gồm cả giải pháp vĩ mô của Nhà nước và giải pháp vi mô trong doanh nghiệp. Cụ thể:

1. Nhóm giải pháp của Nhà nước nhằm tạo môi trường và điều kiện để doanh nghiệp lựa chọn và thực hiện có hiệu quả phương pháp trả công lao động theo cơ chế thị trường, đó là:

(1) Nhà nước không xây dựng thang bảng lương cho doanh nghiệp nhà nước mà đưa ra các nguyên tắc, quy định để doanh nghiệp tự xây dựng và chủ động trong việc trả lương theo vị trí công việc gắn với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh;

(2) Xây dựng cơ chế ba bên cung cấp thông tin trên thị trường lao động, đó là cơ chế Nhà nước - Người sử dụng lao động - Người lao động (đại diện là công đoàn) cùng cung cấp thông tin ra thị trường lao động;

(3) Đổi mới cơ cấu tổ chức và hoàn thiện cơ chế hoạt động của các tổ chức công đoàn cũng như nâng cao vai trò của cán bộ công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động trong các doanh nghiệp, tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp cùng với công đoàn cơ sở cần độc lập về nhân sự và độc lập về tài chính, tạo vị trí ngang hàng, bình đẳng trong quan hệ với chủ sử dụng lao động;

(4) Đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác lao động tiền lương, quản trị nhân lực trong doanh nghiệp dựa trên xây dựng chuẩn đầu ra và hoàn thiện chương trình đào tạo cho các trường đào tạo chuyên ngành quản trị nhân lực.

2. Nhóm giải pháp hoàn thiện về mặt kỹ thuật của phương pháp trả công lao động theo cơ chế thị trường trong doanh nghiệp (như quy trình tính toán, kỹ năng, nghiệp vụ tính trả lương cho người lao động theo cơ chế thị trường), cụ thể:

(1) đối với phương pháp trả công lao động theo công việc, luận án đưa ra nguyên tắc xác định điểm, xây dựng bảng điểm để đánh giá giá trị công việc, từ đó xây dựng thang bảng lương cho lao động gián tiếp trong doanh nghiệp;

(2) đối với phương pháp trả công theo kết quả thực hiện công việc, luận án đưa ra nguyên tắc xác định và xây dựng các bảng biểu mẫu để đánh giá kết quả thực hiện công việc theo các hệ số Ki, Kj, Kdn và

(3) luận án xây dựng quy trình tính trả công cho người lao động của phương pháp trả công lao động theo đặc tính cá nhân người lao động.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Topic: Improvement of market-mechanism-based remuneration method in enterprises in Hanoi
Speciality: Labor Economics                           
Code: 62.31.11.01
Postgraduate: Do Thi Tuoi    
Instructor: 1. A.P.Dr Nguyen Tiep                          2. Dr. Nguyen Quang Hue

Academic and theoretical contributions of the thesis

The thesis develops a new concept of market-mechanism-based remuneration method: It is a method of remuneration on the basis of the value of labor power and labor supply and demand relationship in the market to determine a reasonable wage, wage calculation and payment to ensure the competitiveness of salary, attract and retain employees and control of labor cost by the enterprises.

The thesis develops a regression model including four factors of the same degree of influence on remuneration method in the enterprises in Hanoi: log¬e(P(Y=1)/P(Y=0)) = - 27.041 +3.318  influence of wage clerk + 3.084 influence of legal regulations on salary +1.474 influence of enterprise owners + 3.649 influence of fairness in wages paid to the employee.

The new proposals drawn from the research results

According to the point of view the labor market development with wage as the price of labor power commodity coming from the market-mechanism-based remuneration method in the enterprises, the thesis has proposed solutions including the States macro solutions and micro solutions in enterprises as follows:

1. Solutions of the State aims at creating the environment and conditions for enterprises to effectively choose and implement market-mechanism-based remuneration methods as follows

(1) the State does not build the salary scale and payroll for state-owned enterprises, but provides rules and regulations for enterprises to build and take initiatives in remuneration based on the position associated with performance

(2) Developing a tripartite mechanism being the State - Employer – Employee (Trade Union) to provide information to the labor market

(3) Innovating organizational structure and completing the structure of trade unions as well as enhancing the role of trade union officials in the protection of the legal rights of employees in business; trade unions at higher levels and local levels should have independence of personnel and finance, creating a equal position in the relation with employer;

(4) Training and improving the quality of staffs in charge of salary work and HR management in enterprises based on developing standard output and completing training programs for HR management in the university.

2. Group of completely technical solutions of the market-mechanism-based remuneration method such as calculation, skills and profession of market-mechanism-based remuneration), specifically

(1) for the job-based remuneration method, the thesis provides the principle of score determination  and score board construction to evaluate job, then develop the salary scale and payroll for indirect employees in the enterprises;

(2) for the method of performance-based remuneration, the thesis provides the principle of determination and development of forms to evaluate the performance based on factors Ki, Kj, Kdn and (3) the thesis develops the process of wage payment to employees for the method of remuneration based on personal characteristics of employees.