NCS Hà Sơn Tùng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 17h00 ngày 15/05/2013 tại P206 Nhà 12 (Viện QTKD), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Hà Sơn Tùng, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, với đề tài "Phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh (BSS) trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh".
Chủ nhật, ngày 14/04/2013

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh (BSS) trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh       
Mã số: 62.34.01.02
Nghiên cứu sinh: Hà Sơn Tùng              
Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Anh Tuấn

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Thứ nhất, qua tổng hợp, phân tích các nghiên cứu trước, tác giả đề xuất quan điểm “dịch vụ hỗ trợ kinh doanh bao gồm tất cả các dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh đáp ứng nhu cầu về cung ứng đầu vào, tổ chức quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động trên nguyên tắc đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp”. Căn cứ theo hình thái biểu hiện của dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, luận án cũng đưa ra cách phân loại mới về dịch vụ hỗ trợ kinh doanh bao gồm: (1) dịch vụ phần cứng, (2) và dịch vụ phần mềm.

Thứ hai, luận án đã kết hợp giữa lý thuyết cung, cầu của Paul A. Samuelson và William D. Nordhaus (1989), lý thuyết 5 mức độ của sản phẩm của P. Kotler (1960s) với mô hình nghiên cứu về mối quan hệ các yếu tố của cung, cầu tác động đến phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh; mô hình nhận thức về giá, chất lượng cảm nhận, giá trị cảm nhận để xây dựng và kiểm định mô hình phân tích nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp.

Mô hình tác giả xây dựng bao gồm: (1) năng lực giải quyết vấn đề và khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng của doanh nghiệp cung ứng; (2) nhận thức về tầm quan trọng của dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp của doanh nghiệp sử dụng; (3) mức độ sẵn sàng chi trả của doanh nghiệp sử dụng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp; (4) chất lượng cảm nhận về dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp; (5) giá trị cảm nhận về dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp; và (6) cam kết của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp tác động đến xu hướng sử dụng này trong khu công nghiệp Bắc Ninh. Trong đó, nhân tố thứ 6 là nhân tố mới được tác giả xây dựng.

Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Thứ nhất, kết quả khảo sát 231 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ trong khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cho thấy, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp chưa thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của doanh nghiệp sử dụng. Tuy vậy, các doanh nghiệp này đều có “tiếng nói chung” khi đề xuất các kiến nghị với cơ quan nhà nước, UBND tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp, thể hiện ở mối quan tâm lớn tới việc được hoàn thiện chính sách, hỗ trợ tài chính, xây dựng mô hình phát triển dịch vụ kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp và hỗ trợ nguồn nhân lực cho hoạt động cung ứng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp.

Thứ hai, mô hình nghiên cứu được đề xuất thích hợp với bộ dữ liệu khảo sát và giả thuyết đề ra được chấp nhận. Mức độ tác động của các nhân tố tới xu hướng phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp cũng khác nhau. Đặc biệt, nhân tố thứ 6 có tác động mạnh nhất.

Thứ ba, luận án đề xuất các giải pháp dựa trên các nhân tố tác động vào xu hướng phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh đã xác định trước đó. Theo đó, để phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh cần:

(1) Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật được cung cấp trong khu công nghiệp;

(2) Tăng cường điều tra, nghiên cứu nhu cầu sử dụng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp để nâng cao năng lực nhà cung ứng cho phù hợp với nhu cầu này;

(3) Đầu tư đúng hướng việc xây dựng nhà ở cho người lao động và coi trọng cải thiện môi trường sống cho người lao động trong khu công nghiệp;

(4) Nâng cao năng lực của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp;

(5) Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp sử dụng về tầm quan trọng của dịch vụ kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp;

(6) Nâng cao tính hấp dẫn nhằm tăng số lượng doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp để phát triển “cầu” sử dụng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Topic: Developing Business Support Service (BSS) in the industrial zones in Bac Ninh province
Major: Business Administration       
Code: 62.34.01.02
Research candidate: Ha Son Tung            
Supervisor: Assoc. Prof. PhD. Bui Anh Tuan

Theoretically

First, by summarizing, and analyzing documents, the author defines “BSS includes all types of services provided to meet the demands of businesses related to inbound logistic, operation, outbound logistic, marketing and sales; after sale and improve living standards and morale of employees on the principle of social security, environmental protection, cost saving, and enhance competitiveness of enterprises”. Based on morphological expression of BSS, the author categorizes BSS into 2 new types: (1) hard service and (2) soft service.

Second, the author combines the theory of supply and demand of Paul A. Samuelson and William D. Nordhaus (1989), the theory of 5 levels to a product of P. Kotler (1960s), and the model of factors of supply and demand influencing development of BSS (2000) and the model of Tung-Zong Chang and Albert R. Wild (1994) of perceived price, perceived quality, and perceived value influencing purchase intention to present the research model and hypothesized relationships.

The proposed research model includes 6 factors: (1) the technical know-how and the ability to present an “offer” customers want; (2) recognition of the importance of business support infrastructure; (3) willingness to pay for using business support infrastructure; (4) perceived quality of business support infrastructure in the Industrial zones (IZs); and (5) perceived value of business support infrastructure in the IZs; and (6) commitment of infrastructure investment development companies in providing business support infrastructure in the IZs (this is the new proposed factor by the author).

Practically

First, the study result from 231 businesses in the IZs in Bac Ninh province shows that the infrastructure investment development companies haven’t really met the demands of businesses in IZs. However, the result of the study reveals that both supplying and using companies have “common ground” in proposing recommendations for the government, the Provincial People’s Committee of Bac Ninh and the Bac Ninh IZs Management Board in terms of modifying regulations and laws, supporting finance, crafting the model of developing business support infrastructure in the IZs and supporting human resource for infrastructure investment development companies.

Second, the result of testing shows that the proposed research model fit the survey data and the basic argument and hypotheses are accepted. The degree of impact of identified factors on developing business support infrastructure in the IZs is different. Especially, the 6th factor impacts the most.

Third, the thesis proposes recommendations to develop business support infrastructure in IZs in Bac Ninh province based on the above tested factors. By which, there are a number of solutions as following: (1) Enhancing the quality and diversification of business support infrastructure provided in the IZs; (2) Improving market research to provide appropriate services for target customers; (3) Proper investing in worker housing and improving living conditions for labor force working in the IZs; (4) Enhancing the technical know-how and the ability of infrastructure investment development companies; (5) Increasing recognition of the importance of business support infrastructure in the industrial zones in Bac Ninh province; and (6) Enhancing investment attraction to increase numbers of businesses in IZs for boosting the demands of business support infrastructure in IZs.