NCS Hồ Quế Hậu bảo vệ luận án tiến sĩ

Ngày 29/10/2012, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Hồ Quế Hậu, chuyên ngành Kinh tế chính trị, với đề tài "Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam".
Thứ hai, ngày 29/10/2012

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị                       
Mã số: 62.31.01.01
Nghiên cứu sinh: Hồ Quế Hậu               
Người hướng dẫn: 1. GS.TS Nguyễn Đình Phan                2. PGS.TS. Tô Đức Hạnh.

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

- Theo cách tiếp cận xem liên kết kinh tế là một thể chế kinh tế, luận án đã phân tích đặc trưng có tính trung gian, hổn hợp các đặc trưng của thị trường và kế họach hóa. Liên kết kinh tế có vai trò hỗ trợ khắc phục sự thiếu hoàn hảo của thị trường và kế họach. Tác giả đã khái quát được 3 điều kiện hình thành liên kết kinh tế : Có mối liên hệ kinh tế khách quan; có sự cần thiết phải liên kết xuất phát từ sự không hòan hảo của các thể chế kinh tế khác; có khả năng kiểm soát quan hệ liên kết. Ngoài những lọai hình liên kết đã được biết, tác giả luận án đã bổ sung thêm: Loại hình liên kết theo chức năng kinh tế: Trao đổi, hợp lực, phân chia và ủy nhiệm; phân chia theo mối quan hệ với môi trường ngoài: đóng và mở và nguyên tắc định trước quá trình phối hợp hành động (kế hoạch hóa) của liên kết kinh tế.

- Ngoài những đặc điểm đã được biết đến về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân, tác giả luận án đã bổ sung thêm đặc điểm:Một quan hệ kinh tế quốc tế;  một quan hệ kinh tế bất đối xứng; là một loại hình liên kết kinh tế rất đặc thù và là một mâu thuẩn. Tác giả đã khái quát được ba yếu tố quyết định sự thành công của hợp đồng liên kết doanh nghiệp-nông dân ở Việt Nam.: Tính chuyên biệt của sản phẩm; sự đột phá về kỹ thuật, chất lượng và giá sản phẩm cạnh tranh và quan hệ tài sản giữa hai bên doanh nghiệp- nông dân.

 - Trên cơ sở điều tra định lượng, Tác giả luận án đã xây dựng được hai mô hình kinh tế lượng dự báo chất lượng tổ chức thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp và tỉ lệ sản lượng nông dân bán cho doanh nghiệp theo hợp đồng làm cơ sở cho việc thực hiện hợp đồng.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

- Đề xuất quan điểm:Việc hình thành liên kết doanh nghiệp với nông dân là một giải pháp đột phá của sản xuất chế biến nông sản nhưng phải thực hiện từng bước trên cơ sở các điều kiện kinh tế khách quan và chủ quan, không thể nóng vội.

- Cần tập trung phát triển liên kết cho những ngành chế biến đang có mô hình thực tiễn liên kết tốt; có điều kiện khách quan; những vùng có thị trường chưa phát triển.

- Nhà nước cần quản lý về chất lượng sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu, nhãn hiệu nhằm gia tăng áp lực thị trường để liên kết doanh nghiệp-nông dân có điều kiện hình thành và cần có chính sách bảo hộ đầu tư của doanh nghiệp về nông thôn.

Nội dung của luận án xem tại đây.

--------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Subject of Thesis: Economic integration between agro-product processing enterprises  and farmers in Vietnam  
Specialization: Political Economics.                                   
Code: 62.31.01.01
Post-graduate:  Ho Que Hau.                                  
The guide: 1. Prof. Dr. Nguyen Dinh Phan                     2. As.Prof. Dr To Duc Hanh.

Academic, theoretical contributions

- As the approach, economic integration has been considered an economic institution. The thesis has analyzed intermediate and mixed features of the market and planning. Economic integration supports to overcome the imperfection of market and planing. The author defines three conditions for formation of economic integration: objective economic relationship; the necessity ofintegration from the imperfection of other economic institutions and controlling ability of integration relation. In addition to known integration forms, the author has added: Integration by economic function: exchange, synergy, sharing and delegation; in terms of the relations with external environmental: close and open and  predetermined principle of coordinating activities (planning) of economic integration.

- In addition to known characteristics of economic integration between agro-processing enterprises and farmers, the author has added characteristics: An international economic relation, an asymmetric economic relation and a contradiction. The author defines three determinants of the success of integration contract between enterprises and farmers in Vietnam: The specialization of product; innovation of techneque, quality and competitive product price and property relations between enterprises and farmers.

- Based on the quantitative survey, the author develop two econometric models to forecast implementing quality of contracts of enterprises and the rate of production that farmers sell to enterprises under the contract as the basis for contract performance.

The new proposals from research results

- Proposed perspectives: The formation of economic integration between enterprises and farmers is a breakthrough solution for producing and processing agro-products which has to be done gradually based on objective and subjective economic conditions and could not be impatient.

- Focusing on developing integration in processing industries which are currently implememting good integrative model; have objective conditions; and in areas with less developed market.

- Government should manage  product quality, origin, brand to increase market pressure to integrate enterprises with farmers, leading toestablishment conditions and should have policies to protect investment of enterprises in rural areas.