NCS Hoàng Xuân Hiệp bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h ngày 25/09/2013 tại Phòng họp Tầng 4 nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Hoàng Xuân Hiệp, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, với đề tài "Nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may Việt Nam".
Chủ nhật, ngày 25/08/2013

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án : Nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh                   
Mã số: 62.34.01.02
Nghiên cứu sinh: HOÀNG XUÂN HIỆP           
Người hướng dẫn:  PGS.TS TRƯƠNG ĐOÀN THỂ
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

1. Các nghiên cứu trước đây về chất lượng vốn nhân lực không xuất phát từ nội hàm của chất lượng vốn nhân lực mà đi thẳng vào các thước đo nên tính hệ thống không cao. Khắc phục nhược điểm này, luận án đã phát triển khái niệm về chất lượng vốn nhân lực như sau để làm cơ sở nghiên cứu chất lượng vốn nhân lực: chất lượng vốn nhân lực là mức độ mà một tập hợp các đặc tính của vốn nhân lực tạo cho vốn nhân lực khả năng thoả mãn những nhu cầu được nêu ra hoặc tiềm ẩn.

2. Căn cứ vào 4 đặc tính thể hiện chất lượng vốn nhân lực và các đặc điểm của vốn nhân lực trong ngành công nghiệp may Việt Nam, căn cứ vào các mô hình vốn nhân lực và khái niệm chất lượng vốn nhân lực được phát triển ở trên, luận án đề xuất 7 tiêu chí mới để đánh giá chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may, đó là các tiêu chí : Đầu tư tài chính cho giáo dục, số năm đi học, số năm kinh nghiệm, thu nhập bình quân, tốc độ tăng thu nhập, năng suất lao động và tỷ lệ biến động lao động.

3. Dựa trên các nghiên cứu đặc thù về chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may Việt Nam, luận án xác định rõ 6 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may là : đào tạo chính quy, quản trị doanh nghiệp, nhu cầu vốn nhân lực của doanh nghiệp, nhân khẩu học, hoàn cảnh gia đình và chính sách của Chính phủ.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

1. Luận án đã đánh giá chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may Việt Nam theo 7 tiêu chí đề xuất ở trên và kết quả cho thấy chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may rất thấp.

2. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 chiến lược đầu tư vào vốn nhân lực của các doanh nghiệp may, nhưng muốn nâng cao chất lượng vốn nhân lực,  tối ưu nhất là các doanh nghiệp may lớn nên sử dụng chiến lược đầu tư vào vốn nhân lực khi còn có lợi nhuận, các doanh nghiệp may vừa và nhỏ nên sử dụng chiến lược đầu tư vào vốn nhân lực theo phương pháp benchmarking.

3. Luận án đề xuất sử dụng phương pháp nâng cấp dữ liệu từ bảng phân tích nghề, phân tích công việc nghề may công nghiệp thành vốn thông tin để nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may. Qua nghiên cứu, luận án cũng rút ra kết luận là cần tạo ra thị trường kiến thức trong các doanh nghiệp may để phổ biến rộng rãi các sản phẩm kiến thức nhằm mở rộng quy mô ứng dụng kiến thức, kỹ năng để nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may.

4 . Để nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may Việt Nam ngay trong quá trình tạo vốn, luận án đề xuất với Nhà nước nghiên cứu để xác định rõ mô hình hoạt động của các trường công lập trong doanh nghiệp cổ phần hoá như các trường thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam; đề xuất Chính phủ cho phép thành lập một trường đại học của ngành dệt may.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Enhance the quality of human capital of Vietnamese garment enterprises
Major: Business Administration                                               
Code: 62.34.01.02
PhD Student: Hoang Xuan Hiep                      
Instructor : Associate Prof. Dr. Truong Doan The  

The new academic and theoretical contributions

1. The previous researches on the quality of human capital have not started from the nature of the quality of human capital, instead of that, they started from the measurements so the academic system of these researches is not perfect. To repair this disadvantage and lay the solid foundation of researching the quality of human capital, the thesis has developed the definition of the quality of human capital as following : Quality of human capital is the degree to which a set of characteristics of human capital make human capital able to fulfill the proposed or implicit needs.

2. Based on 4 characteristics  showing the quality of human capital and the features of human capital of Vietnam garment industry, based on the models and the definition of human capital developed above, the thesis has proposed 7 new criteria to assess the quality of human capital of garment enterprises. Those are : Financial investment in education, schooling years, number of years of working experience, average earnings, increasing rate of earnings, labour productivity, labour turnover.

3. Based on the results of the specific researches on the quality of human capital of Vietnam garment enterprises, the thesis has found out that there are 6 factors which affect the quality of human capital of garment enterprises. Those are : full-time training, enterprise management, human capital needs of enterprises, demography, circumstance of family and policies of government.

The new findings and recommendations drawn from the research results

1. The thesis assessed the quality of human capital of Vietnam garment enterprises according to the 7 criteria proposed above and found out that the quality of human capital of Vietnamese garment enterprises was very low.

2. The research results show that there are 5 strategies to invest in the human capital of garment enterprises, but if we want to enhance the quality of human capital, the optimal solutions are : The big enterprises should use the strategy of investment in the human capital whenever remaining the profit, the small and medium enterprises should use the strategy of investment in the human capital according to the benchmarking way.

3. The thesis proposed to upgrade data of job and task analysis of the garment industry into information capital in order to improve the quality of human capital of garment enterprises. Through research, the thesis draws the conclusion that : we need to create a knowledge market inside the garment enterprises to spread the knowledge products in order to expand the applied scope of the knowledge and skills to enhance the quality of human capital of garment enterprises.

4. In order to enhance the quality of human capital during the process of creating it, the thesis proposed the state to do research to identify the model of activity of the state owned colleges which belong to equitized enterprises as Vietnam textile and garment group; in addition, the thesis also proposed the government to allow to establish the university of the textile and garment industry.