NCS Khamphouthong Vichitlasy bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 14h ngày 26/09/2013 tại Phòng họp Tầng 4 nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Khamphouthong Vichitlasy, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý), với đề tài "Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào".
Thứ năm, ngày 26/09/2013

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển (Kinh tế Đầu tư)
Mã số: 62.31.05.01
Nghiên cứu sinh: Khamphouthong Vichitlasy        
Người hướng dẫn: 1. GS.TS. Nguyễn Thành Độ      2. PGS.TS. Nguyễn Đắc Hưng

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về vốn đầu tư phát triển và huy động vốn cho đầu tư phát triển ở một địa phương. Luận án cùng nghiên cứu kinh nghiệm huy động vốn đầu tư của Thủ đô Hà Nội và rút ra các bài học bổ ích cho Thủ đô Viêng Chăn.

Luận án đã nghiên cứu và phân tích thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển (theo 3 nguồn chủ yếu: vốn đầu tư của Nhà nước, vốn đầu tư của khu vực dân cư và vốn đầu tư từ nước ngoài) của Thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn 2006 - 2011. Qua nghiên cứu luận án đã góp phần khẳng định các thành tựu đạt được, đồng thời cũng chỉ rõ các hạn chế, tồn tại của công tác huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn.

Luận án trình bày các quan điểm định hướng, xác định nhu cầu vốn đầu tư phát triển của Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn đến năm 2015 và 2020. Từ đó luận án đề xuất 3 nhóm giải pháp và 3 kiến nghị đối với cấp trên nhằm huy động có hiệu quả vốn đầu tư phát triển kinh tế -  xã hội Thủ đô Viêng Chăn theo các định hướng.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án

Từ việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn nước Công Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào những năm gần đây luận án đã chỉ ra năm nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những bất cập trong việc huy động vốn đầu tư phát triển hiện nay của Thủ đô viêng Chăn, bao gồm:

(1)    Việc tổ chức thực hiện dự án đầu tư của Nhà nước nói chung trong những năm gần đây còn nhiều khó khăn, do thu ngân sách vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra, thực hiện kế hoạch đầu tư chậm, nhà thầu không có tiền đề quay vòng đầu tư, nhiều dự án chậm tiến độ.

(2)    Thủ đô Viêng Chăn vẫn chưa xây dựng được cơ cấu vốn cần huy động từ các nguồn, mới chỉ cố gắng huy động được nhiều vốn đầu tư từ các nguồn nhất là vốn đầu tư từ nước ngoài mà chưa xác định được là huy động, thu hút vốn đầu tư vào ngành nào, lĩnh vực nào.

(3)    Các doanh nghiệp dân doanh có quy mô nhỏ, khả năng tài chính hạn chế, kết quả kinh doanh “khiêm tốn”, thiếu định hướng dài hạn.

(4)    Chính quyền Thủ đô Viêng Chăn chư xây dựng được các quy định và chưa đưa ra được các biện pháp cụ thể hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

(5)    Công tác quy hoạch còn những bất hợp lý làm cho tình trạng các dự án FDI tập trung vào lĩnh vực có lợi thế, có khả năng thu hút nhanh mà không tập trung vào lĩnh vực có lợi thế.

Luận án đề xuất bốn nhóm giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển phù hợp tại Thủ đô Viêng Chăn, bao gồm:

(1) Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm tăng cường huy động vốn nhà nước trên cả 3 mặt: Vốn ngân sách nhà nước;

(2) Tạo cơ chế khuyến khích tư nhân và dân cư đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội của Lào nói chung và Thủ đô Viêng Chăn nói riêng;

(3) Hoàn thiện môi trường pháp lý và thủ tục hành chính để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI);

(4) Tập trung tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tốc độ giải ngân các dự án ODA.

Luận án cùng đề xuất kiến nghị đối với cấp trên và với chính quyền Thủ đô Viêng Chăn trong việc hoàn thiện môi trường pháp lý, hoàn thiện cơ chế chính sách và công tác điều hành quản lý vốn đầu tư phát triển.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF DISSERTATION

Topic of the thesis:   Raising capital for investment and development at Vientiane Capital of the Lao Peoples Democratic Republic.
Major: Development Economics (Investment Economics)
Code:  62.31.05.01
Phd Candidate: Khamphouthong Vichitlasy        
Supervisors: 1. Prof. Dr. Nguyen Thanh Do      2. Associate. Prof. Dr. Nguyen Dac Hung

Academic and theoretical new contributions

The thesis has codified the basic theoretical issues of development investment capital and capital raising for development investment in the local. The thesis also studies the experience of raising capital in Hanoi capital and draw useful lessons for Vientiane capital.

The thesis researches and analyses the situation of raising development investment capital (in 3 main sources: the State investment capital, investment capital of residential area and foreign investment capital) of the Vientiane capital during the period 2006-2011. The thesis contributes to confirmation of achieved achievements while also indicating the limitations and shortcomings of the development investment capital in Vientiane capital

The thesis presents the views on orientation, identifying capital needs for the development investment of the Vientiane capital during the period of 2015 and 2020. From this, the thesis proposes 3 solutions and 3 recommendations to the higher levels to raise capital for socio-economic development investment effectively of the Vientiane capital towards orientations.

New proposals drawn from the results of thesis study

From the studying and assessing the status of raising  development investment capital in Vientiane capital of the Lao Peoples Democratic Republic in recent years, the thesis has pointed out the main reasons leading to gaps in raising development investment capital of Vientiane, including:

(1)    Implementation of State investment projects in general in recent years is more difficult, due to not achieving the results of the plan, delay of investment plan implementation; not have capital for re-investment, many projects is behind schedule.

(2)    Vientiane capital have not still built the capital structure to be mobilized from the sources, just tried to raise capital from foreign investment capital without identifying to which industries or fields to be invested.

(3)    The private enterprises are in the small scale, limited financial capability, "humble" business results, a lack of long-term orientation.

(4)    The government of Vientiane capital has not issued regulations and specific measures to support non-state enterprises.

(5)    The planning work still remains unreasonable situation which makes FDI projects only focus on advantageous areas with able to attract quickly without focusing on advantageous fields.

The thesis proposed four measures to mobilize development investment capital which is appropriate with Vientiane capital, including:

(1) Improving policies to increase the State capital raising in 3 aspects: State budget capital,

(2) Create incentives for private residential investment for production development, business and participation in the construction of socio-economic technical infrastructure of Laos in general and Vientiane capital in particular,

(3) Improving the regulatory environment and administrative procedures to promote attraction of foreign direct investment (FDI). Focus on removing obstacles to accelerate disbursement of ODA projects.

The thesis also gives recommendations to higher governmental levels and government of Vientiane capital to improve the regulatory environment, improve policies and the administration of development investment capital.