NCS Ngô Quỳnh An bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 14h00 ngày 29/11/2012 tại P401 Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Ngô Quỳnh An, chuyên ngành Kinh tế lao động, với đề tài "Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam".
Thứ năm, ngày 29/11/2012

TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế lao động                       
Mã số: 62.31.11.01
Nghiên cứu sinh: Ngô Quỳnh An    
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Nguyễn Nam Phương; 2. TS. Nguyễn Vĩnh Giang

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

1. Mặc dù các thuật ngữ này đã được sử dụng khá phổ biến trong thực tế ở Việt Nam, nhưng trong luận án, lần đầu tiên các khái niệm sâu và đầy đủ về “tự tạo việc làm” và “khả năng tự tạo việc làm” được xây dựng cùng với các tiêu chí nghiên cứu và đánh giá cụ thể.

2. Luận án đã khắc phục được hạn chế khi chỉ sử dụng cách tiếp cận vĩ mô hay vi mô trong nghiên cứu bằng cách kết hợp cả hai cách tiếp cận này để có thể xem xét khá đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tự tạo việc làm của thanh niên như: đặc điểm thị trường lao động chung, đặc điểm lao động việc làm của thanh niên, cầu lao động thanh niên (cách tiếp cận vĩ mô); và các yếu tố tác động tới cung và cầu lao động thanh niên như vốn con người, vốn xã hội và các đặc điểm nhân khẩu học và gia đình khác (cách tiếp cận vi mô).

3. Về phương pháp nghiên cứu, mô hình hồi quy Logistic đa bậc với rủi ro thất nghiệp được đưa vào như là một lựa chọn trong số các lựa chọn việc làm khác của biến phụ thuộc, đã giúp khắc phục được một số nhược điểm của mô hình hai lựa chọn thường được sử dụng trước đó, phản ánh trung thành hơn thực trạng thị trường lao động ở Việt Nam khi mọi lựa chọn việc làm của thanh niên đều phải tính tới rủi ro thất nghiệp chứ không chỉ đơn thuần dựa trên sở thích hay năng lực của cá nhân. Mặc dù vậy, mô hình hồi quy Logistic đa bậc với nhiều lựa chọn đơn thuần được sử dụng trong luận án này vẫn chưa thể phản ánh được ảnh hưởng về phía cầu như đặc điểm công việc, lĩnh vực ngành nghề, trình độ nghề theo yêu cầu công việc, thời gian làm việc... tới việc lựa chọn tự tạo việc làm của thanh niên.

Việc đưa vào mô hình hồi quy với số liệu mảng các biến giải thích (các biến chỉ số) giúp kiểm định được mức độ ảnh hưởng của vị thế trên thị trường lao động tới khả năng tự tạo việc làm của thanh niên cũng là một đóng góp mới của luận án.

Bên cạnh đó, so với các nghiên cứu trước chỉ xem xét chung nhóm tự làm, việc luận án nghiên cứu riêng hai nhóm, (i) nhóm làm chủ SXKD, và (ii) nhóm tự làm cho bản thân và gia đình giúp loại bỏ những tính khác biệt giữa hai nhóm này ảnh hưởng đến việc kiểm định vai trò vốn con người và vốn xã hội tới khả năng tự tạo việc làm của thanh niên.

Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của Luận án

1. Hai quan điểm hiện nay đang là rào cản lớn đối với thanh niên khi đến với cơ hội tự tạo việc làm và cần phải thay đổi đó là:

(i) chỉ coi tự tạo việc làm là cứu cánh lúc thất nghiệp và thiếu việc làm chứ chưa phải là một cơ hội sự nghiệp,
(ii) thay vì cần có “ý tưởng” và “đam mê”, thanh niên vẫn cho rằng không có vốn họ không thể tự tạo việc làm.

2. Vị thế thấp trên thị trường lao động (chủ yếu do hạn chế về kỹ năng và trình độ) là nguyên nhân chính khiến khu vực thanh niên tự tạo việc làm khó có thể đóng góp hiệu quả vào sự tăng trưởng, phát triển kinh tế vùng và quốc gia.

3. Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù hiện nay gia đình vẫn đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ khuyến khích thanh niên tự tạo việc làm, từ tiềm năng tài chính, truyền thống tự tạo việc làm của hộ, cho đến vai trò của chủ hộ gia đình và các thành viên nữ trong hộ, song đã có bằng chứng cho thấy, bên cạnh gia đình, người thân, mạng lưới vốn xã hội giao tiếp rộng hơn được hình thành thông qua tham gia các câu lạc bộ, hiệp hội nghề, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn... cũng như vốn xã hội liên kết có được từ sự hỗ trợ của Chính phủ, các tổ chức trong ngoài nước, các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là của đoàn thanh niên đã phát huy tác dụng đối với thanh niên tự tạo việc làm trong giai đoạn hội nhập hiện nay và cần được phát huy hơn nữa.

Nội dung của luận án xem tại đây.

-----------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE DOCTORAL THESIS
Thesis title: Strengthening self-employment ability/possibility for the Vietnamese youth.
Major: Labor Economic                                    
Code: 62.31.11.01
PhD candidate: Ngo Quynh An  
Supervisors: 1. Associate Professor. Dr Nguyen Nam Phuong; 2. Dr. Nguyen Vinh Giang

The new academic and  theoretical contribution 

1. Although the terms have been used quite common in Vietnam, but this thesis, first time build in-depth concepts of "self-employment" (with mean that job creating by youth themselves) and "self-employed ability/possibility" along with the specific research and evaluation criterias, measures.

2. Thesis has overcome limitations when using only micro or macro approach in researching by combining both approaches that can consider quite adequate affected factors to the youth self-employed ability such as: the labor market, the youth labor and employment characteristics, the youth labor demand (macro approach); the youth labor supply and demand affected factors such as human capital, social capital, demographic and other family characteristics (micro-approach).

3. In the thesis’s research methods, the Multinomial logistic regression model that adding the unemployment risk probability as an option in other employment options of the dependent variable, that has helped to overcome some drawbacks of the two options logistic regression model often used earlier, and more faithfully reflected the real situation in Vietnam labor market when all youth employment decision must take into account this risk, not just based on personal utility. However, the Multinomial logistic regression model alone can not yet reflected the impact on the demand side, such as job, industry sector, vocational qualifications requirements and working time characteristics... to self-employment decision of young people.

The inclusion of the index explanatory variables in the regression model with panel data (fix effect and random effect) that help testing the impact of the youth low labor market competition situation in to their self-employment ability is also a new contributions of the thesis.

In addition, collating to previous studies that only consider all self-employed group, the dividing in to two groups, (i) production and business managing/controlling (become employer), and (ii) work for themselves and family (not hire employees), that remove out the affect of two groups differences to test the role of human capital and social capital to youth self-employed ability.

The new conclusions and recommendations drawn from the thesis research results

1. Two major barrier views need to change that preventing young people from self-employment  are:

(i) Consider self-employment is the end time of unemployment and underemployment rather than a career opportunity,
(ii) Instead of "idea" and "passion", young people still believe that without “money”  they can not start a self-employment or business.

2. The youth low labor market competition that mainly due to limited skills and qualifications is the main reason that make youth self-employment sector is difficult to contribute effectively to the regional and national economic growth and development.

3. Research results show that although the family still plays an important role in encouraging young people to be self-employed that from the household financial potential, familial self-employment, the role of household heads and female members in the household, there is evidence that, in addition to the family and relative roles, bridges social capital networks formed through participation in clubs and associations training, workshops, seminars, forums ... as well as the linkages social capital from the Government, foreign institutions, ministries and especially the youth unions support became effective for youth self-employment in the current integration period and should be promoted more.