NCS Nguyễn Đức Hiển bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 27/11/2012 tại P401 Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Đức Hiển, chuyên ngành Kinh tế tài chính ngân hàng, với đề tài "Hành vi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam".
Thứ ba, ngày 27/11/2012

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Hành vi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng        
Mã số: 62.31.12.01
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Đức Hiển            
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Đàm Văn Huệ        2. TS Vũ Bằng

Luận án “Hành vi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là đề tài nghiên cứu về hành vi nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán tiếp cận theo lý thuyết tài chính hành vi – một lý thuyết tài chính mới (đạt giải Nobel 2002) bổ sung cho lý thuyết tài chính chuẩn.

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Trên cơ sở nghiên cứu khoảng 120 tài liệu về tài chính hành vi, Luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận về hành vi nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán tiếp cận theo tài chính hành vi. Về mặt học thuật và lý luận, đóng góp mới của Luận án thể hiện trên các khía cạnh chính như sau:

1.    Xây dựng được các chủ đề chính (nội dung chính) của hành vi nhà đầu tư cá nhân tiếp cận theo tài chính hành vi.

2.    Tạo sự liên kết về lý thuyết kiểm định hành vi nhà đầu tư cá nhân thông qua điều tra bảng hỏi với kiểm định thông qua kết quả giao dịch thực trên tài khoản của nhà đầu tư.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

(1)    Luận án tìm ra các bằng chứng định lượng chứng tỏ nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam là nhà đầu tư không hợp lý (irrational) và có nhiều lệch lạc về hành vi. Vì vậy, các lý thuyết tài chính chuẩn (standard finance) không thể giải thích được các lệch lạc trong hành vi của các nhà đầu tư. Từ đó, Luận án khuyến nghị cần thay đổi một số chính sách có liên quan đến quản lý và điều hành thị trường chứng khoán như: quy định biên độ giao động giá, quy định cấm bán khống, vấn đề công bố và kiểm soát thông tin.

(2)    Luận án xây dựng mô hình đo lường hành vi nhà đầu tư cá nhân gồm 5 nhóm yếu tố bao gồm 19 thuộc tính:

(i) nhóm yếu tố tâm lý quá lạc quan;
(ii) nhóm yết tố tâm lý bầy đàn;
(iii) nhóm yếu tố tâm lý quá tự tin;
(iv) nhóm yếu tố thái độ với rủi ro;
(v) nhóm yếu tố tâm lý bi quan.

Từ đó, Luận án khuyến nghị Việt Nam cần xây dựng bộ chỉ số đo lường yếu tố cảm tính (Sentiment Index) bên cạnh các chỉ số định lượng như VN30, HNX30, VIR50.

(3)    Từ kết quả nghiên cứu, Luận án đề xuất trong thời gian tới nên sáp nhập 2 Sở GDCK thành 1 Sở GDCK thống nhất và các giải pháp để hạn chế cơ chế tạo điều kiện cho sự phát tác của các lệch lạc về hành vi của nhà đầu tư, tránh lãng phí và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Luận án cũng đã làm rõ thêm luận cứ của việc cần thiết hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh trong thời gian tới.

(4)    Luận án tìm ra các bằng chứng định lượng về mối quan hệ giữa độ tuổi và trình độ học vấn với nhóm yếu tố tâm lý. Luận án khẳng định để hạn chế các lệch lạc và đảm bảo thị trường chứng khoán phát triển bền vững cần nâng cao trình độ của nhà đầu tư, trang bị các kiến thức về tài chính hành vi.

(5)    Luận án tìm ra bằng chứng định lượng về các lệch lạc trong hành vi của nhà đầu tư cá nhân như lệch lạc thiên vị ngoại suy (extraposition bias), lệch lạc do hiệu ứng phân bổ tài khoản (disposition effect), lệch lạc do tâm lý bầy đàn (herding)...

(6)    Từ kết quả nghiên cứu, Luận án khẳng định 4 nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán (với 18 thuộc tính), 5 nhóm nhân tố thuộc về chứng khoán niêm yết (với 26 thuộc tính) và 4 nhóm yếu tố thuộc về bản thân nhà đầu tư (với 12 thuộc tính) tác động đến việc ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân. Đây là cơ sở để đổi mới các tiêu chí của quy định về công bố thông tin của UBCKNN. Luận án chứng minh yếu tố lạm phát không phải là nhân tố thực sự tác động đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân (trái ngược với các đánh giá hiện nay). 

Nội dung của luận án xem tại đây.

-----------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

Title of thesis: The investor behavior on the Vietnamese stock market
Major: Economics, Finance – Banking
Code : 62.31.12.01
PhD Student : Nguyen Duc Hien
Supervisors: 1. Associate Professor. Dr.Dam Van Hue      2. Dr. Vu Bang

Academic and theoretical contributions

Based on about 120 researches on behavioral finance, the Dissertation focuses on clarifying the theoretical foundation on individual investor behavior on the stock market according to behavioral finance approach. Academically, theoretical contributions of the Dissertationare presented in the following main aspects:

1. Constructing the main themes (main contents) of individual investor behavior according to behavioral finance approach.

2. Create a link between the theory on testing individual investor behavior via questionnaire and testing of individual investor behavior through real trading results on investor accounts.

Findings and recommendations drawn from the research results

(1) The Dissertation finds quantitative evidence to show that individual investors on the Vietnamese stock market are irrational and have behavioral biases. Therefore, standard finance theoriesare unable to explain the behavioral biases of investors. The Dissertation then recommends changinga number of policies related to the management and operation of the stock market such asspecifying price fluctuation magnitude, banning short selling transactions, regulatingand controlling information disclosure.

(2) The Dissertation develops a model to measure behaviors of individual investors with five groups of psychological factors and 19 attributes:

(i) Overoptimism;
(ii) Herding mentality;
(iii) Overconfidence;
(iv) Risk aversion; and
(v) Pessimism.

The Dissertation then recommends that Vietnam should develop a set of indicators to measure Sentiment Index, in addition to other quantitative indicators such as VN30, HNX30 and VIR50.

(3) From the research results, the Dissertationsuggests merging two stock exchanges into one single Exchange in the near future and proposes measures to limit the mechanisms creating conditions for the development of behavioral biases of investors to avoid wasting and to fit in the trend of international integration. The Dissertation also emphasizes the necessity to form and develop the derivative stock market in the near future.

(4) The Dissertation findsquantitative evidence about the relationship between age and education level with groupsof psychological factors. The Dissertation affirms the importance ofraising the investors’ competence and knowledge of behavioral finance to limit distortions and ensure sustainable development of the stock market.

(5) The Dissertation findsquantitative evidence about behavioral biases of individual investors such as extraposition bias, disposition effect, herding bias, etc.

(6) From the research results, the Dissertation confirms that there arefour groups of factors related to the macroeconomic environment and the stock market (18 attributes), five groups of factors related to listed securities (26 attributes) and four groups of factors related to investors themselves (12 attributes), affecting the decision-making process of individual investors. This is the basis for renewing the criteria forinformation disclosure regulation of the SSC. The Dissertationdemonstratesthat inflation is not a factor reallyinfluencing the decisions of individual investors (contrary to current assessments).