NCS Nguyễn Mạnh Hùng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h ngày 30/10/2013 tại Phòng họp Tầng 4 nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên ngành Kinh tế phát triển, với đề tài "Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam".
Chủ nhật, ngày 29/09/2013

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển               
Mã số: 62.31.05.01
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Mạnh Hùng          
Người hướng dẫn: PGS.TS Lê Huy Đức     

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

1.    Từ lý luận chung về ngành và lý thuyết cạnh tranh, luận án đã làm rõ quan niệm về ngành viễn thông, từ đó cụ thể hóa nội dung về  năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông– một ngành có tính đặc thù so với các ngành sản xuất khác. Luận án đã xác định được các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh phù hợp cho ngành viễn thông  bao gồm: số thuê bao, doanh thu, chất lượng dịch vụ cung cấp, năng suất lao động. Mỗi tiêu chí có các chỉ tiêu cụ thể đo lường.

2.    Đã vận dụng mô hình Kim cương của M.E Porter trong việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông gồm: Cấu trúc và cạnh tranh trong ngành viễn thông (Số lượng các doanh nghiệp trong ngành, tốc độ tăng trưởng doanh thu các doanh nghiệp viễn thông, biện pháp và phương thức cạnh tranh, giá các dịch vụ ); Cầu thị trường viễn thông ( GDP, mức sống dân cư, chi tiêu cho dịch vụ viễn thông); Đầu tư trực tiếp nước ngoài; Điều kiện yếu tố sản xuất (Nhân lực, vốn đầu tư, công nghệ viễn thông, cơ sở hạ tầng ); Các ngành có liên quan và công nghiệp hỗ trợ (Cung cấp thiết bị, công nghiệp phần cứng, phần mềm và nội dung số, cung cấp thiết bị đầu cuối); Chính phủ (Cơ chế và chính sách). Điểm mới của luận án thể hiện ở việc cụ thể hóa các nhân tố vào ngành viễn thông - vấn đề mà các công trình nghiên cứu trước đây chưa từng đề cập tới.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu:

1.    Làm rõ ưu điểm và hạn chế về năng lực cạnh tranh ngành viễn thông. Bên cạnh việc chỉ ra các ưu điểm, luận án đặc biệt cảnh báo về xu thế đang yếu dần đi trong cạnh tranh của ngành viễn thông.

2.    Luận án chỉ rõ cạnh tranh trong ngành viễn thông hiện nay về thực chất là sự cạnh tranh nội bộ giữa các doanh nghiệp viễn thông của nhà nước với nhau, năng lực cạnh tranh quốc tế vẫn còn hạn chế.

3.    Luận án đề xuất sáu nhóm giải pháp trọng tâm để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam thời gian tới, trong đó các giải pháp mới tập trung vào: Đẩy mạnh tạo lập môi trường cạnh tranh theo hướng tự do hóa thị trường; Khuyến khích thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào công nghiệp hỗ trợ viễn thông; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành viễn thông; Các doanh nghiệp viễn thông trong ngành chủ động đầu tư ra nước ngoài.

4.    Luận án đưa ra một số kiến nghị mạnh dạn như: Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường rà soát và hoàn thiện kịp thời các văn bản chính sách điều tiết ngành viễn thông, tăng cường phối hợp cùng Bộ Công Thương xử lý nghiêm các hành vi vi phạm luật cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông; Bộ Khoa học và Công nghệ chú trọng phát triển công nghệ trong ngành viễn thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đổi mới về đào tạo nhân lực ngành viễn thông; Các Bộ Chủ quản doanh nghiệp viễn thông gồm Bộ Thông Tin và Truyền Thông, Bộ Quốc Phòng cần thực hiện nghiêm cổ phần hóa doanh nghiệp viễn thông đang quản lý. Đối với các doanh nghiệp viễn thông cần hợp tác dùng chung hạ tầng mạng viễn thông để tiết kiệm chi phí; Đẩy mạnh nghiên cứu và từng bước làm chủ công nghệ viễn thông; Mở rộng hợp tác, đầu tư ra nước ngoài; Thành lập Hiệp hội Viễn thông Việt Nam.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Topic of the thesis: Improving the competitiveness of Vietnams telecommunications industry
Speciality : Economic Development           
Code: 62.31.05.01
PhD candidate: Nguyen Manh Hung    
Supervisor:  Prof. Dr. Le Huy Duc     
Training institution: National Economics University

New contributions in respect of academics and theory:

1.    From the general theory of the industry and competition theory, the thesis has clarified concept of telecommunications industry, thence specifying contents of competitiveness of the telecommunications industry - a specific industry compared to other manufacturing industries. The thesis has identified suitable criteria reflecting competitiveness for the telecommunications industry, including: the number of subscribers, revenue, service quality, labor productivity. Each criterion has specific measurement criteria.

2.    The Thesis has applied the Diamond Model of ME Porter in identifying factors affecting the competitiveness of the telecommunications industry including structures and competition in the telecommunications industry (number of enterprises in the industry, revenue growth rate of telecommunication enterprises, measures and methods of competition, service prices); Demands of telecommunications market (GDP, living standards, spending on telecommunications services); direct investment abroad; conditions and factors of production (Manpower, investment capital, telecommunications technology, infrastructure); related industries and supporting industries (equipment supply, hardware and software industry and digital contents, supply of terminals), Government (mechanism and policies). A new feature of the thesis is presented in concretizing factors of the telecommunications industry - an issue that previous researches had not mentioned.

New proposals from the research findings:

1.     The thesis has clarified both advantages and disadvantages of competitiveness in the telecommunications industry. In addition to pointing out advantages, thesis has esepcially warned increasing weak trends in the competitiveness of the telecommunications industry.

2.    The thesis has indicated that current competitiveness in telecommunications industry is an internal competion among State-owned telecommunication enterprises, while international competitiveness is still limited.

3.    The thesis proposed six key solutions to improve the competitiveness of Vietnam’s telecommunication industry in the near future: Promoting and generating a competitive environment towards the market liberalization; Encouraging the domestic and foreign investment attraction to support the telecommunication industry; Improving the quality of human resources of telecommunication industry; Increasing the active capacity of telecommunication enterprises to invest oversea.

4.    The thesis has also provided bold proposals such as: the Ministry of Information and Communications shall review and enhance timely written policies and documents on regulating the telecommunications industry and strengthen the cooperation with the Ministry of Industry and Trade to strictly settle violations of competition laws of telecommunication enterprises; the Ministry of Science and Technology shall focus on developing technologies in the telecommunications industry, the Ministry of Education and Training shall innovate the training of human resouces for telecommunications industry, the Ministries in charge of telecommunication enterprises including the Ministry of Information and Communications and Ministry of Defence shall strictly implement the equitization of telecommunication enterprises under their management. Telecommunication enterprises shall cooperate and share the telecommunication infrastructures to save costs; Promoting researches and gradually mastering telecommunication technology; Expanding the foreign cooperation and investment; Establishing the Vietnam Telecommunications Association.