NCS Nguyễn Thị Thanh Huyền bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 22/01/2013 tại P401 Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Thanh Huyền, chuyên ngành Kinh tế phát triển, với đề tài "Tác động của hội nhập quốc tế tới bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị tại Việt Nam".
Thứ ba, ngày 22/01/2013

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài: Tác động của hội nhập quốc tế tới bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị tại Việt Nam.
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 62.31.05.01
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Phan Thị Nhiệm     2. TS. Nguyễn Văn Thành

Những đóng góp mới về mặt lý luận

Sau khi tổng hợp các tài liệu về ảnh hưởng của hội nhập quốc tế tới bất bình đẳng thu nhập, luận án đã có một số đóng góp mới về mặt lí luận sau: Xây dựng được khung phân tích đánh giá tác động của hội nhập quốc tế tới bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị ở tổng thể nền kinh tế, ở các nhóm tỉnh. Điểm mới của luận án là đã đề xuất các  chỉ tiêu đo lường hội nhập quốc tế thông qua 4 kênh đó là hàng hóa, vốn,  di chuyển lao động và tiến bộ công nghệ

Những đóng góp mới về mặt thực tiễn

(1) Luận án đã tính toán chỉ số bất bình đẳng Theil (T)  của từng tỉnh dựa vào bộ số liệu điều tra mức sống dân cư từ các năm 2002 đến 2010, để đo lường mức độ bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị mà trước đây chưa có nghiên cứu nào tính toán.

(2) Luận án cũng đã phân tách các nhóm tỉnh theo mức độ hội nhập sâu, trung bình, yếu dựa vào chỉ số (giá trị xuất khẩu + giá trị nhập khẩu)/GDP, để so sánh chung với số liệu cả nước nhằm tìm ra những ảnh hưởng chung và khác nhau tuỳ vào mức độ hội nhập đến mức chênh lệch nông thôn – thành thị tại Việt Nam

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Luận án đã chỉ ra hội nhập có tác động đến bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị tại Việt Nam. Đặc biệt, các nhóm tỉnh có mức độ hội nhập sâu có kết quả chung với cả nước , cụ thể xuất khẩu/GDP càng tăng càng làm giảm bớt chênh lệch thu nhập giữa hai khu vực này. Trong khi đó FDI/GDP càng tăng thì càng làm tăng chênh lệch thu nhập nông thôn – thành thị tại Việt Nam. Ngoài ra, một số nhân tố khác cũng tác động đến mức chênh lệch này như tỉ lệ số hộ sử dụng internet, hay trình độ học vấn của chủ hộ đều có những tác động nhất định. Từ những phát hiện trên, luận án đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế chênh lệch thu nhập giữa nông thôn – thành thị tại Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế như:

+ Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản
+ Đa dạng hóa thu nhập cho người dân nông thôn
+ Ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp
+ Thúc đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF DISSERTATION

Subject: The impact of international integration on the inequality of income between rural and urban areas in Vietnam
Major: Development Economics
Phd Candidate: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Supervisors : 1. Associate Prof. Dr Phan Thị Nhiệm     2. Dr. Nguyễn Văn Thành

Theoretical Contributions

Based on the review of literature on the impact of international integration, the present paper makes some contributions as follows:

- Creating an analytical framework to evaluate the influential factors derived from the process of international integration toward the inequality of income in rural and urban areas  at the level of the entire economy and provinces.

- Proposing 02 norms to evaluate the process of international integration which are established via 04 factors: commodities, capital, labor and technology innovation.

Practical Contributions

- Based on the results on people’s living standard serveys from 2002 through 2010, the dissertation has successfully computed T-inequality indicator used to examine the inequality of  rural and urban income. This has never  been calculated in any study before.

- Another significant contribution in term of the practice of this paper is that the degree of international integration, for example, high, medium and low level is calculated according to the indicator of (import value + export value)/GDP in comparison with the other indicators of the entire economy in an attempt to find out any possible link between the research question and the international integration-based influential factors.

New findings and proposals

The research results indicate that the international integration has impacted the inequality of rural and urban income in Vietnam, especially the provinces that are at a high level of integration have the similarities. Turning to the detail, the higher the ratio of Export Value to GDP, the smaller the gap of income between rural and urban areas.  Besides, the ratio of FDI Value to GDP is proportional to the gap of income between rural and urban areas. Additionally, the number of households using internet and the educational level of the residents have certain influences on the researched subject. As a result, some alternative solutions are recommended as follows:

+ Enhancing exporting activities on agricultural products
+ Diversifying income sources for farmers
+ Giving priority to the investment on agriculture
+ Attracting the capital into agricultural infrastructure