NCS Nguyễn Văn Đức bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 17h00 ngày 15/05/2013 tại Phòng họp Tầng 2 Nhà 10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Văn Đức, chuyên ngành Quản lý kinh tế, với đề tài "Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử - văn hóa quốc gia của Hà Nội theo hướng phát triển bền vững".
Thứ tư, ngày 15/05/2013

TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Tên đề tài luận án:  Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử - văn hóa quốc gia của Hà Nội theo hướng phát triển bền vững
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Kinh tế Du lịch)
Mã số chuyên ngành: 62.34.01.01
Nghiên cứu sinh:   Nguyễn Văn Đức
Cán bộ hướng dẫn: 1: PGS.TS Phạm Hồng Chương    2: TS Nguyễn Văn Lưu

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố có liên quan đến tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa theo hướng phát triển bền vững, luận án đã chỉ rõ:

1. Nhu cầu của khách du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa bao gồm: nhu cầu được chứng kiến hiện vật, nhu cầu được cung cấp thông tin, nhu cầu được tham gia các hoạt động du lịch, nhu cầu được mua các sản phẩm lưu niệm.

2. Phối hợp chặt chẽ tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa không chỉ góp phần bảo tồn, tôn tạo các di tích mà còn tạo ra các sản phẩm du lịch (chương trình, tuyến điểm…) theo hướng phát triển bền vững.

3. Cơ sở quan trọng nhất của sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý di tích và các doanh nghiệp lữ hành là sự phù hợp giữa nhu cầu của khách du lịch với các giá trị thực sự của di tích lịch sử văn hóa.

4. Hai quan điểm cơ bản trong việc tổ chức các hoạt du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa là:

- Vừa bảo tồn và vừa khai thác bền vững di tích lịch sử văn hóa
- Hợp tác phát triển bền vững giữa đơn vị quản lý di tích và doanh nghiệp lữ hành.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

1. Tổ chức các hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa cần áp dụng các tiêu chí định hướng phát triển bền vững cho từng hoạt động du lịch.

2. Đơn vị quản lý di tích cần phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp lữ hành để tổ chức các hoạt động thường xuyên và các hoạt động theo yêu cầu nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách du lịch.

3. Tổ chức các hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra các chương trình, tuyến điểm du lịch văn hóa nói riêng và sản phẩm du lịch Việt Nam nói chung theo hướng phát triển bền vững.

4. Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các ngành có liên quan cần tăng cường phối hợp để tổ chức có hiệu quả các hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa theo hướng phát triển bền vững. Các biện pháp chủ yếu bao gồm: đào tạo hướng dẫn viên, tạo các điều kiện thuận lợi về cơ chế, nguồn lực và các hoạt động marketing…

Hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu và đề xuất tiêu chí, quy trình tổ chức từng hoạt động du lịch tại các điểm du lịch theo hướng phát triển bền vững. Nghiên cứu tác động của các hoạt động du lịch tại các điểm du lịch văn hóa đối với yêu cầu phát triển bền vững sản phẩm du lịch văn hóa.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTION OF THESIS
       
        Thesis topic: Organizing the tourism activities at Hanoi National Cultural and historical relics for sustainable development.
         Major:           Economics management (Economics of tourism)
         Code:           62.34.01.01
         PhD student: Nguyen Van Duc
         Supervisors:     1. Associate Prof. Dr. PHAM HONG CHUONG     2. Dr. NGUYEN VAN LUU

New contributions in terms of theory

On the basis of researching the factors related to organizing the tourism activities in the historical and cultural relics for sustainable development, the thesis has pointed out:

1.    The needs of tourists in the historical and cultural relics including: to be witnessed; to be informed; to participate in tourism activities, to buy souvenir.

2.    Closely cooperation in organizing the tourism activities at historical and cultural relics not only contributes to the conservation and restoration of the relics but also creates tourism products (tour programs, destinations, etc.) for sustainable development.

3.    The most important basis of the cooperation between the heritage management units and tour operators is a matching between the needs of tourists with the true value of the relics.

4.    Two basic view points of organizing the tourism activities in the historical and cultural relics are:
- Conservation and sustainable exploitation of cultural and historical relics at the same time.
- Cooperation for sustainable development between heritage management units and tour operators.

New implications from the research results

1.    Relics management units can put the criteria of sustainable development into practice for each tourism activity.

2.    Relics management unit should work closely with tour operators to organize the regular activities and required activities to satisfy the needs of tourists.

3.    Organizing the tourism activities in the historical and cultural relics plays an important role in creating tourism product of Vietnam in general and cultural tour programs in particular for sustainable development.

4.    State management agencies in tourism and related sectors need to effectively enhance the coordination to organize the tourism activities in the historical and cultural relics for sustainable development. The main solutions includes: training tour guide and on-site guide, creating favorable conditions on mechanisms, resources and marketing activities ...

Suggestions for further research: Further research on criteria and process of organizing different tourism activities in the tourist attractions as well as the impact of tourism activities on the cultural tourist sites should be done.