NCS Phạm Lan Hương bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 26/12/2012 tại P401 Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phạm Lan Hương, chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, với đề tài "Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng Đồng bằng sông Hồng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn".
Thứ tư, ngày 26/12/2012

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng Đồng bằng sông Hồng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp     
Mã số: 62.31.10.01
Nghiên cứu sinh: Phạm Lan Hương             
Người hướng dẫn:   1. PGS.TS. Hoàng Văn Cường        2. PGS.TS. Vũ Thị Minh

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển nông thôn đồng thời cũng là tác nhân thúc đẩy chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất nông nghiệp sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất phát triển hạ tầng và đô thị. Đến lượt mình, chuyển đổi mục đích sử dụng đất giữ vai trò là tiền đề của chuyển dịch cơ cấu và phân bố các hoạt động kinh tế, xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa thường diễn ra theo hướng chuyển từ đất  sản xuất kinh doanh nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, giai đoạn sau chủ yếu là quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ từng ngành và chuyển dịch theo hướng từ sử dụng theo bề rộng - theo quy mô sang sử dụng theo chiều sâu – nâng cao sức sản xuất của đất đai.

- Giữa tỷ lệ diện tích đất đai mỗi ngành sử dụng và tỷ trọng đóng góp của các ngành trong nền kinh tế có mối quan hệ thuận chiều nhưng không tuân theo một quan hệ tỷ lệ cố định mà thay đổi tùy theo từng giai đoạn công nghiệp hóa. Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, tốc độ thay đổi về tỷ trọng diện tích đất đai thường nhanh hơn tốc độ thay đổi về tỷ trọng đóng góp của các ngành; giai đoạn sau của quá trình công nghiệp hóa, tốc độ thay đổi tỷ trọng diện tích đất đai chậm dần trong khi tỷ trọng đóng góp các ngành tiếp tục thay đổi theo hướng tăng dần đóng góp của công nghiệp và chuyển dần sang tăng nhanh khu vực dịch vụ và giảm dần khu vực nông nghiệp. 

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu thực trạng:

- Luận án chỉ ra rằng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng những năm qua đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, nhất là ở các tỉnh có truyền thống, thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Tốc độ tăng tỷ trọng đất sang phát triển các khu công nghiệp và đất thương mại dịch vụ nhanh, tương đương tỷ trọng đất dành cho công nghiệp và thương mại dịch vụ của các vùng có công nghiệp và thương mại dịch vụ phát triển mạnh chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Do vậy, để tăng mức đóng góp của công nghiệp và thương mại dịch vụ trong cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng cần tăng năng suất sử dụng đất công nghiệp và thương mại dịch vụ hiện có, không cần tăng thêm diện tích. Diện tích đất dành cho phát triển cơ sở hạ tầng vẫn còn ít, đặc biệt là giao thông, y tế. Tỷ trọng đất sử dụng đất ở và đất công cộng đô thị tuy chưa cao nhưng tốc độ tăng đất đô thị đang vượt quá tốc độ đô thị hóa.

- Nguyên nhân làm chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất chưa phù hợp và chưa phát huy hiệu quả cao cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là do: công tác quy hoạch còn nhiều bất cập; chính sách pháp luật về chuyển đổi mục đích chưa có cơ sở kinh tế vững chắc; việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở các địa phương đang chạy theo phong trào; chưa coi trọng đầu tư cho phát triển hạ tầng….

- Phương hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất cho các địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến 2020 theo các hướng như sau: Đối với các tỉnh đi đầu quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần  giảm và tiến tới ngừng hẳn việc chuyển dịch đất trồng lúa sang đất công nghiệp và thương mại dịch vụ, cần tập trung đầu tư khai thác nâng cao hiệu quả và năng suất sử dụng diện tích đất công nghiệp và thương mại dịch vụ hiện có. Đối với các tỉnh đi sau quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đầu tư phát triển hạ tầng để thu hút các hoạt động công nghiệp,  không chuyển diện tích đất lúa, đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Ưu tiên quy hoạch dành diện tích đất đủ phát triển hạ tầng. Quá trình chuyển dịch đất sang phát triển đô thị cần phù hợp với tiến trình và tốc độ đô thị hóa.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis theme: Restructuring land-use in Red River Delta region in the process of agriculture and rural industrialization and modernization.
Major: Agricultural Economics and Rural Development              
Code: 62.31.10.01
Graduate student: Pham Lan Huong                                        
Scientific advisor: 1. Assoc.Prof.Dr Hoang Van Cuong               2. Assoc.Prof.Dr Vu Thi Minh

New contributions in academic, theoretical aspects:

- Agriculture and rural industrialization and modernization is not only an evitable trend in the process of rural development but also factor leading to the conversion of land-use purpose from agricultural production to non-agricultural business production, land for developing infrastructures and urban areas.  In turns, the conversion of land-use purpose has important role in restructuring and distributing socio-economic activities towards the direction of agriculture and rural industrialization and modernization.

- In the early stages of industrialization process, the conversion of land-use purpose is usually from agricultural production purpose to non-agricultural production purpose; then at the latter stages, it is about changing land-use structure within each industry and altering the land usage from the width- which is scale- to the depth- which is to improve land productivity.

- The relationship between the proportion of land use for each industry and the proportion of each industry’s contribution to economy is positive but not fixed. In fact, this ratio will change depending on each stage in industrialization process. In the early stages, the rate of change in the proportion of land is often faster than the rate of change in each industry contribution’s proportion; but then, the former decreases while the latter increases in the direction of growing industrial contribution and gradually shifting to raise the service sector and reduce agricultural sector.

New findings, proposals drawn from the research, survey results of the thesis

- This thesis points out that the industrialization and modernization process in Red River Delta over recent years has promoted restructuring land-use from agricultural purpose to non-agricultural purpose, especially in some provinces which has traditional strength in agricultural production. The growth rate in the proportion of land for developing industrial zones and service and trading areas was high, it also means that proportion of land for industry and service and trade in areas which had developed industries and trade service hold high proportion of contribution to economy. Therefore, in order to raise industrial and service- trading contribution to economic structure in Red River Delta region, it should increase land productivity of existing industrial and service land, without increasing acreage. Land-use for developing infrastructure is still low, especially for transport and health. The proportion of land-use for living and public activities in urban areas is not high but the growth rate of urban land is exceeding that of urbanization.

- The reason for restructuring land-use is unreasonable and unable to promote effectively the process of agriculture and rural industrialization and modernization due to: the work of planông nghiệping was inadequate; laws and policies about conversion of land purpose did not have solid economic foundation; plans for developing industrial zones in provinces was not good enough; did not take care seriously about infrastructure development.

- Direction to 2020 for restructuring land-use for provinces located in Red River Delta region in the process of agriculture and rural industrialization and modernization are: For the best provinces in agriculture and rural industrialization and modernization process, they need to reduce and gradually stop the restructuring land-use from paddy cultivated purpose to industrial and trading- service purpose; need to concentrate in investing and exploring effectiveness and productivity of existing industrial land and trading- service land. For the less good provinces in agriculture and rural industrialization and modernization process, they need to rearrange the ineffective agricultural land, investing in infrastructure to attract industrial activities; do not change paddy cultivated land and land which is favorable for agricultural production into non- agricultural land.  Plans for using land to develop infrastructure should be preferential. The process of transferring land for urban development should be suitable with procedure and the rate of urbanization.