NCS Phan Thị Kim Oanh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 29/04/2014 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phan Thị Kim Oanh, chuyên ngành Kinh tế chính trị, với đề tài "Vai trò của nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam".
Thứ ba, ngày 29/04/2014

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Vai trò của nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị           
Mã số: 62.31.01.01
Nghiên cứu sinh: Phan Thị Kim Oanh
Người hướng dẫn:  1. GS.TS. Mai Ngọc Cường    2. PGS.TS. Tô Đức Hạnh

Những đóng góp mới về mặt học thuật và lý luận

Vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân có phạm vi rộng. Luận án lựa chọn tiếp cận một số nội dung liên quan trực tiếp đến vai trò của Nhà nước trong xây dựng hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách; tổ chức phối hợp thực hiện chính sách an sinh xã hội với các chính sách kinh tế- xã hội khác; tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát nhằm thiết lập và tạo các điều kiện thực thi của hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân, bao gồm an sinh xã hội theo nguyên tắc đóng - hưởng và an sinh xã hội không dựa trên nguyên tắc đóng góp.

Luận án chỉ rõ 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân là

1) Quan điểm của nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân;
2) Khả năng tài chính của nhà nước và thu nhập của nông  dân;
3) Năng lực hệ thống quản lý an sinh xã hội đối với nông dân và
4). Nhận thức xã hội về an sinh xã hội đối với nông dân.

Luận án khẳng định mức độ bao phủ và mức độ tác động của an sinh là kết quả việc thực hiện vai trò của nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân. Ba nội dung, 4 nhóm nhân tố và hai kết quả trên được nghiên cứu thống nhất trong suốt các chương của luận án.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án

Từ hệ thống các công trình nghiên cứu đã công bố, các báo cáo của ngành, địa phương cũng như các số liệu thống kê có nguồn gốc tin cậy và tài liệu điều tra khảo sát thu thập từ 258 hộ nông dân và 197 cán bộ quản lý nhà nước các cấp tại ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, luận án đã phân tích rõ thực trạng, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế chủ yếu, nguyên nhân của hạn chế và khuyến nghị phương hướng, giải pháp tăng cường vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân Việt Nam những năm tới.

Bốn vấn đề quan trọng mà luận án kiến nghị là:

1) Để phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện, một mặt, Nhà nước cần thay đổi quy định về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, không nên theo tiền lương tối thiểu mà nên theo mức thu nhập bình quân vùng; mặt khác cần tăng chế độ hưởng để đảm bảo sự bình đẳng với bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2) Để tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân, Nhà nước cần hỗ trợ từ 60-80% phí đóng góp cho các đối tượng nông dân có thu nhập trung bình và cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.

3) Tăng phạm vi bao phủ trợ giúp xã hội thường xuyên từ 1,65% dân số năm 2010 lên 3,0% vào năm 2015 và 5% vào năm 2020; nâng kinh phí trợ giúp xã hội thường xuyên từ ngân sách nhà nước từ 0,54% năm 2010 lên 1,12% năm 2015 và 2,45% năm 2020. Trong trợ giúp xã hội đột xuất, cần chú trọng cho trợ cấp đối với hộ gia đình nông dân thuộc nhóm dễ bị tổn thương.

4) Về tổ chức hệ thống, Nhà nước cần nghiên cứu tách bộ phận theo dõi bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với nông dân và lao động khu vực phi chính thức nói chung thành một hệ thống thống nhất từ trung ương tới các xã.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTION OF THE THESIS

Name of  Thesis : The role of the Government in social security for farmers in Vietnam
Major: Political Economy                
Code: 62.31.01.01
Superviors:  1. Prof.Dr. Mai Ngoc Cuong    2. Assoc.Prof.Dr. To Duc Hanh
Researcher: Phan Thi Kim Oanh

New contributions to academic and theoretical

The role of the Government on social security for farmers in boarden scope. The thesis has approached some direct contents which related to the role of the Government in establishing the legal system, mechanisms, policies as well as organizing and coordinating the implementation of policies on the social welfare and other social economic policies, Futher more, the Government also organises management , inspection and monitoring in order to establish and create the conditions for implementation of the social welfare system for farmers, including the principle of contribution – getting benefits and without contribution

The thesis indicates four groups of factors  which affect the role of the Government  in social welfare for farmers: 

1) Government’s viewpoints on social welfare for farmers ;
2) The financial capacity of the Government and farmers income ;
3) Management Capacity on social welfare system for farmers and
4). Social awareness about social security for farmers.

The research confirms that coverage and the impact level of welfare are a result of the implementation of Government’s role in social welfare for farmers . Three contents, four groups of factors and two results which are mentioned above are consistently  researched  throughout chapters of the thesis .

The new proposals which are drawn from the results of the thesis research

Since the published research systems, professional reports of department and local as well as the derived reliability statistics and surveys that were collected from 258 households and 197 government management officials at all levels in the three provinces of Thanh Hoa, Nghe An and Ha Tinh. The thesis clearly analyzed current contexts then pointing out the achieved results, the main limitations, cause of restrictions then giving  recommendations of directions and methods  to enhance the roles of the Government in social security for farmers in Vietnam in the next few years.

Four key issues that the research propose are:

1) In order to develop voluntary social insuarance, on the one hand,  the Government needs to change contribution rules of voluntary social insuarance. It should not follow that the minimum wage instead of following the average level of income per areas, on the other hand the Government needs to increase the welfare rate to ensure it is equality with forced social insuarance.

2) In order to expand health insurance mode to all citizens, the Government needs to assistance from 60-80 % contribution fee for farmers who has middle and low incomes and are clarified as poor people to participate in voluntary social insuarance.

3) Increasing coverage level of normal social assistance package from 1.65 % of the population in 2010, to 3.0 % in 2015 and 5 % in 2020, respectly as well as raising Government’s budget for normal social assistance package from 0.54 % in 2010 to 1.12 % 2015 and 2.45 % in 2020. In normal social assistance package, It should be focused on subsidies for farmers household from vulnerable groups .

4) On the organization of the system , the Government should study to separate monitoring departments of  normal social assistance package for farmers and inofficial labor in general into a consistantly system from central management level to the communities’.