NCS Phoxay Sitthysonh bảo vệ luận án tiến sĩ

Ngày 10/12/2011, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phoxay Sitthysonh, chuyên ngành Thương mại (KT&QL thương mại), với đề tài “Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào giai đoạn đến năm 2020”.
Thứ tư, ngày 09/11/2011

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào giai đoạn đến năm 2020
Chuyên ngành: Thương mại
Mã số: 62.34.10.01
Nghiên cứu sinh: Phoxay Sitthisonh        
Người hướng dẫn: 1. GS.TS. Đặng Đình Đào            2. TS. Trần Văn Bão

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Từ kết quả nghiên cứu lý luận về phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa cấp quốc gia, luận án đã khẳng định phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa là kết quả của các giải pháp về cơ chế, chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa tầm vĩ mô, đồng thời là kết quả của sự chuyển dịch có hiệu quả cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu từ phía các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa. Trước thách thức mới về đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển thị trường xuất khẩu đối với từng quốc gia cần có sự chuyển dịch phù hợp với yêu cầu phát triển, nhằm tháo gỡ những vướng mắc và tạo đà cho bước phát triển bền vững.

Luận án đã chỉ ra rằng thị trường xuất khẩu hàng hóa cần được phát triển, bên cạnh đó việc nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu phải xuất phát từ sự chuyển dịch của các quốc gia, thị trường trên thế giới để xác định thị trường và mặt hàng xuất khẩu.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án

Từ việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng thị trường xuất khẩu hàng hóa của Lào những năm gần đây luận án đã chỉ ra bốn nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những bất cập trong phát triển thị trường xuất khẩu hiện nay của Lào, bao gồm

(1) Khả năng phân tích dự báo tình hình, diễn biến thị trường quốc tế của các cơ quan quản lý, hoạch định chính sách còn hạn chế;

(2) Khả năng thích ứng của các doanh nghiệp với bối cảnh mới của thị trường khu vực và thế giới còn yếu, xuất khẩu tăng trưởng nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài;

(3) Hoạt động mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và chưa khai thác hiệu quả thương mại vùng biên, xuất khẩu tại chỗ và các tuyến hành lang kinh tế;

(4) Cơ sở hạ tầng logistics và sản xuất hàng hoá kém phát triển tạo rào cản đối với các hoạt động thương mại .

Luận án đã đề xuất bốn nhóm giải pháp có tính bản lề, bao gồm

(1) Nhóm giải pháp hướng vào sự chuyển dịch thị trường của các quốc gia, thị trường trên thế giới để phát triển cho từng thị trường xuất khẩu hàng hóa của Lào như thị trường châu Á, thị trường châu Mỹ, thị trường Trung Đông, Châu Phi và Tây Nam Á;

(2) Nhóm giải pháp về cơ cấu mặt hàng và chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Lào từ xuất khẩu tài nguyên khoáng sản sang xuất khẩu mặt hàng có giá trị tăng cao, các sản phẩm chế biến;

(3) Nhóm giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước ASEAN, đặc biệt là các nước có chung đường biên giới như Việt Nam, Thái Lan và Campuchia; và

(4) Các giải pháp đồng bộ phát triển dịch vụ logistics ở các địa phương Lào, tiến tới xây dựng hệ thống logistics quốc gia, nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững các thị trường xuất khẩu hàng hóa của Lào.
 

Nội dung của luận án xem tại đây.