NCS Trần Quốc Việt bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 22/01/2013 tại Phòng họp Tầng 2 Nhà 10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Quốc Việt, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, với đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận mô hình thẻ điểm cân bằng trong quản trị chiến lược tại các doanh nghiệp Việt Nam".
Thứ bảy, ngày 22/12/2012

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận mô hình thẻ điểm cân bằng trong quản trị chiến lược tại các doanh nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh 
Mã số: 62.34.05.01
Nghiên cứu sinh: Trần Quốc Việt  
Người hướng dẫn: GS.TS Phạm Quang Trung 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Trên cơ sở khảo sát 206 doanh nghiệp Việt Nam về các yếu tố tác động đến mức độ chấp nhận của thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard – BSC) trong quản trị chiến lược, luận án đã phát hiện ra những điểm mới đóng góp về mặt học thuật, lý luận:

1) Nghiên cứu đã phát hiện thang đo mới cho biến phụ thuộc “mức độ chấp nhận BSC trong quản trị chiến lược”: được đo bởi ba khoản mục theo 3 cấp độ sử dụng BSC trong doanh nghiệp:

(1) ứng dụng các ý tưởng của BSC,
(2) ứng dụng rộng rãi các chức năng của BSC, và
(3) ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả sử dụng BSC.

Thang đo này phù hợp hơn với điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam so với thang đo của các nghiên cứu trước đây.

2) Khẳng định được sáu yếu tố tác động đến mức độ chấp nhận BSC trong quản trị chiến lược tại các doanh nghiệp trong điều kiện của nền kinh tế chuyển đổi tại Việt Nam, cụ thể :

(1) mức độ tham gia của lãnh đạo cấp cao,
(2) mức độ tập trung hóa,
(3) quyền lực của bộ phận tài chính,
(4) sự chuẩn hóa,
(5) truyền thông nội bộ và
(6) sự năng động của sản thị trường - sản phẩm.

Mức độ tác của mỗi yếu tố là khác nhau và đã được xác định cụ thể. Trong đó, có 2 yếu tố có tác động tiêu cực (ngược chiều) là tập trung hóa và hệ thống hóa, 4 yếu tố còn lại tác động tích cực (thuận chiều). Kết quả này đã mở ra hướng nghiên cứu về BSC tại các nước mới bắt đầu ứng dụng.

Những kết luận, đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu

1) Mô hình nghiên cứu về mức độ chấp nhận của BSC nên có sự thay đổi chuyển từ mức độ chấp nhận BSC sang mức độ ứng dụng BSC cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.

2) Yếu tố tác động có sự khác biệt giữa hai mô hình nghiên cứu về mức độ chấp nhận và mức độ ứng dụng BSC. Cụ thể là biến sự năng động của thị trường - sản phẩm có tác động đến mức độ ứng dụng nhưng không có sự tác động đến mức độ chấp nhận BSC. Ngoài ra các biến còn lại đều tác động đến cả mức độ chấp nhận và mức độ ứng dụng BSC.

3) Từ kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất một số gợi ý để ứng dụng hiệu quả mô hình này tại Việt Nam, cụ thể:

• Doanh nghiệp cần xem xét, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng trước khi quyết định triển khai áp dụng mô hình BSC.
• Cần tập trung cải thiện các yếu tố tác động đến quá trình ứng dụng thành công mô hình BSC.
• Xem xét loại hình, quy mô phù hợp cho việc triển khai mô hình BSC.

Những ý kiến đề xuất trên đây căn cứ vào kết quả nghiên cứu của tác giả. Để có thể thúc đẩy việc chấp nhận cũng như ứng dụng hiệu quả mô hình BSC đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu trên nhiều cấp độ, gốc độ tiếp cận khác nhau kết hợp với quá trình thực nghiệm. Do vậy, ý kiến đề xuất chỉ có ý nghĩa giúp các nhà quản trị tham khảo để đưa ra quyết định của mình.

Kết quả của đề tài đã mở ra hướng nghiên cứu mới về hiệu quả áp dụng nói chung hay ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của mô hình BSC tại Việt nam. Ngoài ra, luận án cũng đã mở ra hướng nghiên cứu áp dụng mô hình BSC trong các điều kiện đặc thù của các nền kinh tế của các quốc gia khác trên thế giới.  

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTION OF THE THESIS

Topic of the thesis: Factors influencing the adoption level of Balanced Scorecard in strategic management of enterprises in Vietnam
Speciality: Business Administration       
Code: 62.34.05.01
PhD candidate: Trần Quốc Việt   
Supervisor: Professor Phạm Quang Trung, PhD 
 
New theoretical contributions.

On the survey basis of 206 enterprises in Vietnam about factors influencing the adoption level of Balanced Scorecard (BSC) in strategy management, the thesis has made new theoretical contributions:

1)    The research has discovered a new scale for dependent variable “the adoption level of BSC in strategic management: measured by three items with three  levels of BSC application level in enterprises: (1) apply BSC idea, (2) widely apply all functions of BSC, and (3) apply information technology to improve effectiveness of BSC implementation. This scale is more suitable with conditions of enterprises in Vietnam than scales in previous studies.

2)    Affirm the six factors affecting the adoption level of BSC in strategic management of the businesses in the condition of economic transformation in Vietnam: Top management involvement, centralization, power of finance department, formalization, interdepartmental communication, products – market dynamics). The impact level of each factor is different and identified specifically. In which, two factors that negatively impact (in opposite directions) are centralization and formalization, the rest 4 factors positively impact (in the same direction).  This finding opens up a new research direction on BSC in countries that start to apply the model.

Conclusions and recommendations from the research findings.

1)    Research model on BSC adoption level should be changed from BSC adoption level to BSC application level to match with the specific conditions of Vietnam

2)    The impact factors are different in two research model about BSC adoption level and BSC application level. Specifically, the factor of products- market dynamics impacts on the BSC application level but not on the adoption level to apply BSC. The rest variables impact both on BSC adoption level and BSC application level.

3)    From the research findings, the thesis suggests some points to apply this model effectively in Vietnam as follows:

•    Enterprises need to consider and evaluate all influencing factors before deciding to apply BSC model.
•    Need to improve the influencing factors on the successful application process of BSC
•    Consider suitable types and scopes to apply BSC model.

Above recommendations are based on the author’s research results. To push up the adoption as well as the application of BSC model, the research on different level and from different angles in combination with experimental process is required. Therefore, these recommendations are only meaningful in providing reference for managers when making their own decision.

The research results also open the new research direction on BSC application effectiveness in general or BSC application in different fields in Vietnam. Besides, the thesis also opens the way to study BSC adoption level in specific economic conditions of different countries around the world.