NCS Trịnh Kim Liên bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 13/03/2013 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trịnh Kim Liên, chuyên ngành Kinh tế phát triển, với đề tài "Phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020".
Thứ tư, ngày 13/03/2013

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển           
Mã số: 62.31.05.01
Nghiên cứu sinh: Trịnh Kim Liên 
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Trần Thị Vân Hoa      2. TS Vũ Quốc Bình

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

- Làm sáng tỏ các yếu tố nội hàm của làng nghề truyền thống sản xuất hàng xuất khẩu và phát triển bền vững làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội, trong đó có sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống. Cụ thể hóa sự tác động của 5 nhân tố cơ bản tác động trực tiếp đến sự phát làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội: Vốn phát triển sản xuất kinh doanh; nguồn nguyên vật liệu; thị trường; cơ sở hạ tầng và cơ chế chính sách về phát triển ngành nghề, làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu.

- Phát triển hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển của các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu theo quan điểm bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế trên ba khía cạnh

(1) Nhóm tiêu chí xét trên khía cạnh kinh tế: Đánh giá sự thay đổi về quy mô sản xuất, tổ chức sản xuất, hạ tầng kỹ thuật - công nghệ, nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm cả về mặt số lượng và chất lượng;

(2) Nhóm tiêu chí xét trên khía cạnh xã hội: Đánh giá về việc giải quyết việc làm và thu nhập của người lao động, công tác đào tạo lao động tại các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội;

(3) Nhóm tiêu chí xét trên khía cạnh môi trường: Đánh giá chính sách quản lý môi trường và nhận thức của người dân về sự ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

- Khẳng định vai trò của các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế xã hội thủ đô Hà Nội trong giai đoạn hội nhập quốc tế đặc biệt là các đóng góp đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

- Phân tích và làm rõ những hạn chế chủ yếu trong phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu của Hà Nội thời gian qua: (1) về mặt kinh tế: quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, cơ sở hạ tầng xuống cấp, nguyên liệu đầu vào chưa đảm bảo, chất lượng sản phẩm, trình độ thẩm mỹ chưa cao, thị trường tiêu thụ chưa phát triển và mở rộng…; (2) về mặt xã hội: khoảng cách chênh lệch thu nhập gia tăng, công tác bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề chưa được chú trọng,…;(3) về mặt môi trường: tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề gia tăng,…

- Đề xuất hệ thống 12 nhóm giải pháp cả dài hạn và ngắn hạn được phân theo 4 nhóm giải pháp cơ bản: (1) Nhóm giải pháp về kinh tế với 8 nhóm giải pháp cụ thể; (2) Nhóm giải pháp về xã hội với 2 nhóm giải pháp cụ thể; (3) Nhóm giải pháp về môi trường và (4) nhóm giải pháp khác; nhằm phát triển các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu của Hà Nội trong đó trọng tâm là giải pháp phát triển các làng nghề gắn với du lịch, bảo đảm môi trường sinh thái và xây dựng các khu/cụm làng nghề ở các vùng ven Hà Nội.

- Kiến nghị 8 vấn đề cụ thể đối với các cơ quan chức năng và Chính phủ nhằm tạo điều kiện tốt nhất để phát triển các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu của Hà Nội trong đó kiến nghị quan trọng nhất là qui hoạch mạng lưới làng nghề và triển khai thực hiện các chương trình khuyến công quốc gia, bảo tồn và phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu của Hà Nội.

Nội dung của luận án xem tại đây.

-----------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

Thesis: Developing export-oriented crafts villages in Hanoi to the year 2020
Major: Development Economics
Code: 62.31.05.01
Research student: Trịnh Kim Liên
Instructors: 1. Assoc.Pro.Dr. Trần Thị Vân Hoa 2. Dr. Vũ Quốc Bình

New contributions in terms of academic and theoretical aspects.

- Clarify connotations of traditional export- oriented crafts villages and sustainable development of these villages in Hanoi, in which the combination between economic growth and conservation and development of traditional cultural values is mentioned. Embody the impact of five basic factors on the development of the crafts villages in Hanoi: capital, sources of materials, market, infrastructure and policies as well as regimes of the development of industries and of export-oriented crafts villages.

- Develop assessment criteria of the sustainable development of export-oriented craft villages in the context of international integration in terms of three aspects:

(1) Economic criteria: Evaluate changes of production scale, production planning, technical-technological infrastructure, material sources, consumer markets both in terms of quantity and quality;

(2) Social criteria: Evaluate job and income opportunities for workers, and training in export-oriented craft villages in Hanoi;

(3) Environmental criteria: Evaluate environmental protection policies and people’s awareness of environmental pollution in crafts villages in Hanoi.

New recommendations taken from results of the study

- Affirm the role of export-oriented craft villages in the socio-economic growth of Hanoi in the context of international integration, particularly the contributions of these villages to the economic transition in rural areas to the trend of industrialization and modernization orientation along with the maintenance and promotion of traditional values.

- Analyze and clarify main shortcomings in the development of export-oriented craft villages in Hanoi: (1) in terms of economy: small-scaled production, poor infrastructure, lack of materials, low quality and poor taste, underdeveloped and unexpanded consumer markets…; (2) in terms of society: an increase in the gap of incomes, weak management of crafts villages’ core value …; (3) in terms of environment: a rise in the pollution rate in crafts villages, deteriorated infrastructure,…

- Recommend a system of 11 solutions both long-term and short-term which can be categorized into 3 main groups: (1) Economic solutions with 8 particular solutions; (2) Social solutions with 2 particular solutions; (3) Environmental solutions with 2 particular solutions; in order to develop export-oriented craft villages in Hanoi, in which the focus is on the combination of developing crafts village-based tourism, and maintaining ecological environment and building zones or clusters of crafts villages on the outskirts of Hanoi.

- Petition the Government and related bodies for 8 particular issues to provide favourable conditions for the growth of export-oriented craft villages, in which the principle issue is planning of a network of crafts villages and implementing national industrial promotion programmes so as to encourage, preserve and develop export-oriented craft villages in Hanoi.