NCS Vũ Thị Hoài Thu bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 22/08/2013 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Vũ Thị Hoài Thu, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Phân bố LLSX và phân vùng kinh tế), với đề tài "Sinh kế bền vững vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu: Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nam Định".
Thứ hai, ngày 22/07/2013

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Sinh kế bền vững vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu: Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nam Định
Chuyên ngành:   Quản lý kinh tế (PBLLSX và PVKT)       
Mã số: 62.34.04.10
Nghiên cứu sinh:     Vũ Thị Hoài Thu          
Người hướng dẫn:  1. GS.TS. Trần Thọ Đạt             2. TS. Nguyễn Thanh Hà

Những đóng góp mới về học thuật, lý luận

• Các nghiên cứu trước đây chủ yếu sử dụng cách tiếp cận khung sinh kế bền vững đơn lẻ để phân tích sinh kế hộ gia đình trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Luận án đã tiếp cận theo hướng gắn kết khung sinh kế bền vững với yếu tố biến đổi khí hậu để phân tích khả năng bị tổn thương của sinh kế ven biển trước tác động của biến đổi khí hậu và chỉ ra cơ chế tác động:

(i) biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến các nguồn lực sinh kế,
(ii) các nguồn lực sinh kế sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động sinh kế, và
(iii) các hoạt động sinh kế sẽ ảnh hưởng đến các kết quả sinh kế. 

• Luận án chỉ ra rằng, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, do bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu nên sinh kế không chỉ cần bền vững mà còn phải thích ứng để giảm thiểu những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra. Sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí, Luận án đã đưa ra bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững về kinh tế-xã hội-môi trường-thể chế và thích ứng với biến đổi khí hậu của sinh kế. 

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Dựa vào kết quả điều tra 286 hộ gia đình ở 3 huyện ven biển của tỉnh Nam Định, nghiên cứu định lượng chỉ ra rằng:

• Nhận thức của các hộ gia đình về khả năng bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu đối với các nhóm sinh kế khác nhau được thể hiện như sau:

- Bão lụt, hạn hán, xâm nhập mặn gây ảnh hưởng cùng chiều lên các nguồn lực tự nhiên (đất trồng lúa, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối) và nguồn lực vật chất (hệ thống đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi). Ngoài ra, bão lụt, hạn hán, và nhiệt độ tăng gây ảnh hưởng cùng chiều đến nguồn lực con người (sức khoẻ). Nguồn lực tài chính (tiếp cận vay vốn ngân hàng) và nguồn lực xã hội (tiếp cận thông tin) ít bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

- Khi các nguồn lực sinh kế chính (đất trồng lúa, chuồng trại chăn nuôi, tàu thuyền lưới đánh bắt, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối) bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, các hoạt động sinh kế tương ứng cũng bị ảnh hưởng cùng chiều. Ngoài ra, nguồn lực vật chất (hệ thống thuỷ lợi) gây ảnh hưởng đến hoạt động trồng lúa; nguồn lực xã hội (tiếp cận thông tin) gây ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt; nguồn lực tài chính (tiếp cận vốn vay ngân hàng) gây ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

- Các kết quả sinh kế bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu có mối quan hệ chặt chẽ và cùng chiều với các hoạt động sinh kế bị tác động bởi biến đổi khí hậu; tức là khi hoạt động sinh kế càng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu thì kết quả sinh kế cũng càng bị ảnh hưởng.

• Các hộ gia đình tại 3 huyện ven biển của tỉnh Nam Định đang thực hiện các hoạt động thích ứng về sinh kế một cách bị động, mang tính đối phó hơn là những hoạt động thích ứng chủ động, được lập kế hoạch trước các rủi ro về sinh kế do biến đổi khí hậu gây ra.

• Để giúp các hộ gia đình chuyển từ thích ứng bị động sang thích ứng chủ động, nhà nước cần hỗ trợ để tạo ra một môi trường thuận lợi cho các hộ gia đình thực hiện các sinh kế, bao gồm:

(i) tăng cường các nguồn lực sinh kế cho hộ gia đình, đặc biệt là nguồn lực tự nhiên và nguồn lực vật chất, và
(ii) tăng cường thể chế và chính sách thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia và địa phương.

• Sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí và phương pháp cho điểm, 5 sinh kế chính ở 3 huyện ven biển của tỉnh Nam Định trong bối cảnh biến đổi khí hậu được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên sau: nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng lúa, làm muối và đánh bắt thủy sản. Các sinh kế mới có thể khả thi trong bối cảnh biến đổi khí hậu là: du lịch sinh thái và các nghề truyền thống.
 

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis Topic:  Sustainable Livelihoods in Coastal Red River Delta in the context of Climate Change: A case study in Nam Dinh province
Specialization:   Economic Management (Distribution of Labor Forces and Economic Zoning)           
Code: 62.34.04.10
PhD Candidate:   Vu Thi Hoai Thu        
Supervisors:  1. Prof. Dr. Tran Tho Dat             2. Nguyen Thanh Ha, PhD

New contributions from a theoretical perspective

• Previous studies mostly used the Sustainable Livelihoods Framework (SLA) approach to analyze household livelihoods in the context of climate change. This thesis integrates the Sustainable Livelihoods Framework with Climate Change to analyze vulnerability of household livelihoods to the impact of climate change in coastal areas and indicates that climate change does impact livelihood assets and that the impacted livelihood assets will affect livelihood strategies which in turn will affect the livelihood outcomes. 

• This thesis shows that, in the context of climate change, livelihoods should be not only sustainable, but also adaptive in order to reduce vulnerability caused by climate change. In addition, this thesis uses a Multi-Criteria Analysis method to propose criteria for evaluating economic, social, environmental, and institutional sustainability and adaptability of the livelihoods in the context of climate change. 

New contributions from a practical perspective

Results from a survey of 286 households in three coastal districts in Nam Dinh province indicate the following main findings:

• Household awareness on vulnerability to the impact of climate change of different livelihood groups are shown as follows:

- Storm, drought, and saltwater intrusion have positive effects on natural capital (rice cultivation land, aquaculture land, and salt production land) and physical capital (road and irrigation systems). These are the livelihood assets that are very sensitive to climate change. In addition, storm, drought, and increased temperature have positive effects on human capital (health). Financial capital (access to bank loans) and social capital (access to information) is less affected by climate change.

- The impacted livelihood assets (rice cultivation land, livestock breeding facilities, fishing facilities, aquaculture land, and salt production land) have positive effects on the respective livelihood strategies (rice cultivation, livestock breeding, fishing, aquaculture practices and salt production). In addition, physical capital (irrigation system) has positive effect on rice cultivation; social capital (access to information) has positive effect on fishing; financial capital (access to bank loans) has positive effect on livestock breeding, fishing and aquaculturing.

- The impacted livelihoods strategies and livelihoods outcomes have a positive relationship. The more livelihoods strategies are affected by climate change, the more livelihoods outcomes are affected.

• Households in three coastal districts of Nam Dinh province are implementing passive adaptation activities on their livelihoods rather than active adaptation activities to counter the impact of climate change.

• In order to help households move from passive adaptation to active adaptation, it is necessary for the government to support households to improve their livelihood assets, especially natural and physical capital and to enhance institutions and policies on adaptation to climate change at the national and local levels.

• Using a Multi-Criteria Analysis and scoring methods, five main livelihoods in three coastal districts in Nam Dinh province in the context of climate change are prioritized in the following order: aquaculturing, livestock breeding, rice cultivation, salt production, and fishing. New livelihoods that would be feasible in the context of climate change for these districts are eco-tourism and traditional handcrafts.