Nghiên cứu sinh Bùi Thị Thu Loan bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 22/05/2018 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Bùi Thị Thu Loan, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài “Tác động của cấu trúc vốn đến sự phát triển của các doanh nghiệp mới thành lập: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội"
Thứ bảy, ngày 21/04/2018

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của cấu trúc vốn đến sự phát triển của các doanh nghiệp mới thành lập: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng    
Nghiên cứu sinh: Bùi Thị Thu Loan    
Người hướng dẫn:  PGS.TS Vũ Duy Hào      

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Tác động tiêu cực của cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh (HQKD) và tăng trưởng của các doanh nghiệp trưởng thành là vấn đề được biết đến rộng rãi trong hầu hết các nghiên cứu hiện có. Tuy nhiên, từ gợi ý về ảnh hưởng của yếu tố chu kỳ kinh doanh (Berger và Udell, 1998) và vai trò của vốn tài chính đối với sự phát triển của các doanh nghiệp non trẻ (Berger và Udell, 1998, Cassar, 2004; Rob và Robinson, 2010; Hughebeart và Gutch, 2004; Farinha, 2006), nghiên cứu dựa trên những luận giải từ khung lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết đánh đổi và lý thuyết người đại diện phát triển mối quan hệ này trong trường hợp các doanh nghiệp mới thành lập. Từ đó, nghiên cứu:

-  Cung cấp bằng chứng  cho thấy các thiết lập tài chính ban đầu đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp ở giai đoạn khởi sự và khẳng định yếu tố chu kỳ kinh doanh cần được xem xét khi nghiên cứu về cấu trúc vốn doanh nghiệp.

-  Cung cấp bằng chứng thực nghiệm về vai trò của vốn vay ngân hàng và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đối với HQKD của các doanh nghiệp mới thành lập.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi, thị trường tài chính chưa phát triển như ở Việt nam hiện nay, những ràng buộc tài chính ngăn cản các doanh nghiệp mới tiếp cận tín dụng cho thấy tính thiếu hiệu quả trong phân bổ tín dụng cũng như hoạt động của thị trường tài chính. Dẫn đến, các doanh nghiệp rất khó mở rộng quy mô ngay trong giai đoạn được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong chu kỳ kinh doanh. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy, khác với các doanh nghiệp trưởng thành, cấu trúc vốn có tác động tích cực đến HQKD và tăng trưởng của các doanh nghiệp mới thành lập. Các phát hiện này hàm ý, việc sử dụng nợ làm tăng HQKD bởi lợi ích từ khả năng hiện thực hóa cơ hội đầu tư và vốn vay ngân hàng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của các doanh nghiệp non trẻ. Vì vậy, luận án khuyến nghị:

- Các ngân hàng nên chủ động hơn trong các liên kết tài chính đối với các doanh nghiệp  mới thành lập bởi những lợi ích lớn hơn trong dài hạn và mở rộng phân khúc khách hàng tiềm năng dựa trên các nhu cầu có thực về vốn đầu tư kinh doanh.

- Chính phủ cần tạo cơ chế đối với Ngân hàng trong cho vay doanh nghiệp mới thành lập, cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư đối với doanh nghiệp mới.

- Các doanh nghiệp nên thiết lập mối quan hệ sớm với ngân hàng, cân nhắc gia tăng mức nợ sử dụng không vượt quá 71,9 % khi có các cơ hội đầu tư trong điều kiện nền kinh tế không chịu các cú sốc từ khủng hoảng tài chính.

Bên cạnh đó, luận án cũng khuyến cáo cho các nghiên cứu tiếp theo về nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra tại mức đòn bẩy cao hơn mức tối ưu và vấn đề về mối quan hệ hai chiều (reverse causality) giữa cấu trúc vốn và HQKD.

Nội dung của luận án xem tại đây.
 

-----------


NEW CONTRIBUTION OF THESIS

The thesis topic: The impact of capital structure on the development of newly established firms: Cases study in Hanoi
Major: Finance - Banking                      
PhD Candidate: Bui Thi Thu Loan                            
Supervivor: Associate Prof. Dr. Vũ Duy Hào

New contributions to the literature

The negative impact of capital structure on business performance and the growth of firms is a widely known issue presented in most research available currently. However, from the hint about the effect of the business cycle (Berger and Udell, 1998) and the role of financial capital in the development of young firms (Berger and Udell, 1998, Cassar, 2004, Rob and Robinson, 2010, Hughebeart and Gutch, 2004; Farinha, 2006), the study applies the interpretations from pecking order theory framework, trade off theory and agency cost theory into developing this relationship for newly established firms. Then, the study:

 -  Provides evidence demonstrating how the initial financial set-up plays such an important role in business development during the start-up stage, and at the same time, confirms that business cycle needs to be considered when researching on capital structure.

- Provides empirical evidence on the role of bank loans and the impact of economic crises on the performance of new businesses. This finding has indicated that by using official debt, new firms improve their business performance from the benefits of manifesting investing opportunities, especially in a transition economy, where the market is underdeveloped in Vietnam at present.

New recommendation from our findings

In the context of transition economy, undeveloped financial market in Vietnam, the financial constraints preventing new firms from accessing credit have shown the effectiveness in the distribution of credit and the operation of the financial market. That leads to the difficulties in expanding business in the period considered to have the highest growth rate in the business cycle. The research result indicates that, unlike mature firms, capital structure has a positive impact on business performance and growth of new firms. These findings imply that using debt increases the effectiveness in performance thanks to the ability to take investment opportunities and that bank loans are a significant factor affecting the success of young firms. Therefore, the thesis recommends that:

-    Banks should participate more actively in establishing financial connections with new businesses for the greater long-term benefits and extending segments of potential clientsbased on their realistic demand of investment capital;

-     The government should establish specific mechanism for banks in giving loans to start- ups, improving the business environment and new investments;

-     Firms should form an early relationship with banks, increase the rate of debt use and at the same time ensure that it does not exceed 71.9% when other investing opportunities are presented, especially in the context of the economy not suffering from economic shocks.
Besides, the thesis also recommends following research on the topic of newly established businesses to consider the risk of negative impact possible of happening at the optimal scale of leverage and the issue of reverse causality between between capital structure and performance