Nghiên cứu sinh Bùi Thị Thùy Dương bảo vệ luận án Tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 07/03/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Bùi Thị Thùy Dương, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài "Nghiên cứu ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam"
Thứ hai, ngày 04/02/2019


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng              
Nghiên cứu sinh: Bùi Thị Thùy Dương       
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đàm Văn Huệ
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

-    Sau khi đọc và nghiên cứu các công trình nghiên cứu về những vấn đề có liên quan trên thế giới và tại Việt Nam, kết hợp với phỏng vấn các chuyên gia trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam, tác giả đã nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện thêm 2 nhân tố cho phù hợp với tình hình thực tế nghiên cứu tại Việt Nam là: cảm nhận chi phí (giá thấp) và hình ảnh nhà cung cấp. Bởi tại Việt Nam, trình độ dân trí còn thấp, thu nhập người dân chưa cao do đó còn chịu ảnh hưởng của nhân tố cảm nhận chi phí (giá thấp) đến ý định sử dụng dịch vụ, mặt khác do trình độ dân trí còn chưa cao, người dân còn e ngại với những dịch vụ mới do đó có tâm lý ưa thích các NHTM có uy tín, hình ảnh để lựa chọn do tâm lý thấy tin cậy, ít rủi ro hoặc có rủi ro cũng tin tưởng NHTM đó sẽ có biện pháp xử lý và phòng tránh hợp lý hơn.

-    Từ tổng quan các nghiên cứu cùng với việc lấy ý kiến chuyên gia, thử nghiệm thảo luận nhóm và phân tích dữ liệu sơ bộ, tác giả đã xây dựng được các thang đo để đo lường các nhân tố trong mô hình nghiên cứu ý định sử dụng dịch vụ Ebanking phù hợp với điều kiện nghiên cứu tại Việt Nam.

-    Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong 7 biến độc lập ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Ebanking, 6/7 biến mang dấu dương chứng tỏ có tác động thuận chiều đến ý định sử dụng dịch vụ Ebanking, 01 biến mang dấu âm chứng tỏ tác động ngược chiều đến ý định sử dụng dịch vụ Ebanking. Trong mối quan hệ giữa các biến, cảm nhận tính rủi ro ảnh hưởng ngược chiều đến cảm nhận tính hữu ích; Hình ảnh nhà cung cấp ảnh hưởng ngược chiều đến cảm nhận tính rủi ro; Yếu tố ảnh hưởng xã hội ảnh hưởng ngược chiều đến cảm nhận tính rủi ro. Kết quả phân tích cũng cho thấy khách hàng có các mức thu nhập, sinh sống tại vùng miền khác nhau chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định sử dụng dịch vụ Ebanking là khác nhau. Khách hàng có thu nhập càng cao càng ít chịu ảnh hưởng của yếu tố cảm nhận chi phí giá thấp hơn so với khách hàng có thu nhập thấp. Khách hàng sinh sống tại khu vực miền Nam ít chịu tác động của ảnh hưởng xã hội đến quyết định sử dụng dịch vụ Ebanking hơn khách hàng miền Bắc.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

-    Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đề xuất giải pháp với các NHTM: Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ với tiêu chí nâng cao cảm nhận tính hữu ích, dễ sử dụng, tính đổi mới sản phẩm khi cung cấp đến khách hàng; Nâng cao cảm nhận về tính an toàn, bảo mật cho khách hàng, tính đổi mới sản phẩm khi cung cấp đến khách hàng ý định sử dụng dịch vụ Ebanking; Tăng cường liên kết giữa các NHTM giảm phí giao dịch, áp dụng mức phí hợp lý.

-    Tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước: Xây dựng chính sách xây dựng chiến lược hoạt động SPDV nói chung và dịch vụ Ebanking nói riêng. Phát triển hạ tầng công nghệ, bảo đảm an toàn, có chế tài xử ký nghiêm gian lận trong giao dịch Ebanking. Phát triển, liên kết công nghệ tạo nền tảng cho hệ thống các NHTM thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ Ebanking hiện đại; có sự liên kết giữa các NHTM, TCTD trong việc nâng cao trình độ dân trí nhằm tạo nhu cầu về DVNH trên thị trường. Rà soát, kịp thời bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp lý liên quan nhằm thúc đẩy và hỗ trợ phát triển các dịch vụ Ebanking của các NHTM.

 

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------


CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis: “Studying the intention to use Ebanking services of customers in Vietnamese commercial banks”
Specialization: Finance – Banking
Ph.D Candidate: Bui Thi Thuy Duong
Instructor: Assoc.Dr. Dam Van Hue
Institutions: National Economics University

Contributions in academics and reasoning

(1) After reading and studying the research on issues relevant in the world and in Vietnam, combined with interviews with experts in the fields of banking and finance in Vietnam, author additional research and improve by 2 factors to suit the actual situation in Vietnam: perceived cost (low price) and image suppliers. In Vietnam, the educational level is low, peoples income is not high so influence on perceived cost (low price) to the intention to use the service, on the other hand by educational level are not high, people feel hesitant with new services so there is preference for commercial banks to reputable image to choose psychological find reliable, low risk or risk also trust banks there will be measures to treat and prevent more reasonable.

(2) From a review of the study along with the taking of expert opinion, testing group discussion and analysis of preliminary data, the author has developed scales to measure the factors in the model study reviews the use of services consistent with Ebanking research conditions in Vietnam.

(3) The study results showed: In 7 independent variables affect the intention to use the services Ebanking, 6/7 turn positive signs demonstrate a positive impact on the intention to use the services Ebanking, 01 turn brought negative sign proves the opposite effect to the intention to use the services Ebanking. In the relationship between the variables, perceived risk negative impact to feel useful; Images suppliers negative impact to perceived risk; Social factors influencing negative impact to perceived risk. Results analysis also shows customers the level of income, living in different regions influenced by factors intend to use the service is different Ebanking. Customers have higher incomes are less influenced by factors perceived lower cost than low-income customers.

Proposals drawn from the results of the research and surveys


(1)    Based on the results of the basic experimental research, the solutions proposed by the author are related to commercial banks, diversified product services and high standards of perceived usefulness, ease of use, and providing innovative products while providing granted to customers; Enhanced sense of safety and security for customers, innovative products while providing the customer intends to use the services Ebanking; Strengthen the connection between commercial banks to reduce transaction costs, reasonable application of costs.

(2)    The author also gives some recommendations to the Government, the State Bank policy building: Development policy strategy development activities in general and private Ebanking services. Development of technological infrastructure, security, strict implementation of signed sanctions in eBanking fraudulent transactions. Developing technology, creating linking basic system, promoting the development of modern services of Commercial Banks, the connection between Ebanking, the advanced level of Commercial Banks and credit cooperative organizations, in order to create the position of human demand for banking. To encourage and support commercial banks to develop Ebanking services, relevant legal texts were scanned, supplemented and revised in time.