Nghiên cứu sinh Cao Thị Thanh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h30 ngày 28/01/2015 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Cao Thị Thanh, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Marketing), với đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố văn hóa cá nhân đến hành vi chấp nhận sản phẩm mới của người tiêu dùng khu vực nội thành Hà Nội (nghiên cứu nhóm hàng điện tử dùng cho cá nhân)".
Chủ nhật, ngày 28/12/2014

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố văn hóa cá nhân đến hành vi chấp nhận sản phẩm mới của người tiêu dùng khu vực nội thành Hà Nội (nghiên cứu nhóm hàng điện tử dùng cho cá nhân)
Chuyên ngành: Marketing
Mã số: 62340102
Nghiên cứu sinh: Cao Thị Thanh
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trương Đình Chiến
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
(i) Luận án khẳng định sự tác động của tính đổi mới đến hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới tại Việt Nam. Tính đổi mới có tác động tích cực và mạnh (β = 0,169) đến hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới. Đóng góp này khẳng định lại mức độ chặt chẽ của mối quan hệ gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua.
 
(ii) Luận án đã bổ sung và chứng minh 2 yếu tố văn hóa cá nhân ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới vào hệ thống các yếu tố đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đây. Các yếu tố này bao gồm tính cá nhân và sợ rủi ro. Tính cá nhân có tác động tích cực và mạnh (β = 0,204), trong khi yếu tố sợ rủi ro có tác động tiêu cực và mạnh (β = -0,178) đến hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới. 
 
(iii) Khác với các nghiên cứu trước, luận án đề xuất sử dụng tần suất mua sản phẩm mới làm thang đo cho hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới. Tần suất mua sản phẩm mới không chỉ đo lường hành vi mua thực sự mà còn thể hiện mức độ thường xuyên mua sản phẩm mới của người tiêu dùng trong một khoảng thời gian nhất định.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
(i) Doanh nghiệp (hoặc Người làm marketing) cần chú ý khả năng cá biệt hóa các sản phẩm điện tử dùng cho cá nhân. Các yếu tố kiểu dáng, màu sắc cũng như các ứng dụng công nghệ trong các sản phẩm mới đều có thể được khai thác để phản ánh rõ tính hiệu suất, độc đáo, cá tính của các cá nhân. 
 
(ii) Doanh nghiệp (hoặc người làm marketing) cần có các biện pháp tác động nhằm giảm thiểu cảm nhận về những rủi ro gắn với sản phẩm điện tử mới trong nhận thức của người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần lấy khách hàng là trung tâm của sự đổi mới, cung cấp đầy đủ thông tin về sự khác biệt giữa sản phẩm cũ và sản phẩm mới để giảm thiểu cảm nhận của khách hàng về rủi ro liên quan đến sản phẩm và thời gian; thay đổi chiến lược giá cho sản phẩm mới để giảm thiểu cảm nhận về rủi ro kinh tế (chiến lược giá cao cần phải được kết hợp với một số dịch vụ miễn phí cho người mua sản phẩm mới).
 
(iii) Doanh nghiệp (hoặc người làm marketing) cần chú trọng đến kênh thông tin mới như E-Marketing khi truyền thông sản phẩm điện tử mới. 
 
Hướng nghiên cứu tiếp theo
Xem xét sự ảnh hưởng gián tiếp của một số yếu tố văn hóa cá nhân đến hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới thông qua mối quan tâm hay thái độ của người tiêu dùng. 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
-----------------------
 
Dissertation Contributions 
 
Tittle: Analyzing the Impact of Individual Lecture Factors on New Product Adopting Behavior of Consumers in Hanoi; The Group of Consumer Electrical Goods 
Major: Marketing            
Code: 62340102
Student: Cao Thị Thanh
Supervisor: Prof. Trương Đình Chiến (Ph.D)
 
New points of study:
1. This study has shown that the innate consumer innovativeness has a positive and significant impact on the new electric products adopting behavior in Vietnam, with a correlation coefficient of 0,169.  This result is as a confirm of the relationship between consumer innovativeness and new products adopting behavior, which caused much controversy up to now.
 
2. Additionally, this study also indicated that not only with the innate consumer innovativeness, but the individual-self and uncertainty avoidance that were determined as the individual leture factors also have a strong and significant influence on new electric products adopting behavior. In which, the impact of individual-self was found to be positive with a correlation coefficient of 0,204 and the uncertainty avoidance has a negative influence with  a correlation coefficient of -0,178. 
 
3. In this study, the frequency of new consumer electronics buying was offered as a measurement of new electric products adopting behavior, which is far different from previous studies. This is caused by the fact that the frequency of new consumer electronics buying isn’t only an expression of real purchase behavior, but it shows how often that consumer willing to buy at a given time.
 
Remarkable conclusions and recommendations
 
1. Enterprises (or marketers) should note to “personalized ability” of individual consumption electric products as designs, colors as well as the application of technology that can be exploited to highlight the effectiveness of using, uniqueness of new product and reflect individual personality when they use such product.
 
2. Enterprise (or marketers) need to take measures to minimize the impact on the perceived risks associated with new electronic products in the perception of consumers. Enterprises should place the customer in the center of innovation, provide full information about the differences between the old and the new products to minimize the customers perception of risks related to the product and time; change the pricing strategies for new products to reduce the perceived risk of economics (the strategy of high price should be combined with a number of free services for people who buy new products.
 
3. Enterprise (or marketers) should focus on new communication channels such as E-Marketing when  communicate new electronic products.
 
Directions for next research
Considering the indirect influence of individual cultural factors to new electronic products accepting behavior based on consumers’ concerns and attitudes.