Nghiên cứu sinh Đặng Ngọc Hậu bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 10/07/2017 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đặng Ngọc Hậu, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, với đề tài "Nghiên cứu mức độ hài lòng của doanh nghiệp về việc thực hiện các giá trị tuyên ngôn ngành thuế của cơ quan thuế ảnh hưởng tới sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp".
Thứ sáu, ngày 09/06/2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu mức độ hài lòng của doanh nghiệp về việc thực hiện các giá trị tuyên ngôn ngành thuế của cơ quan thuế ảnh hưởng tới sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Nghiên cứu sinh: Đặng Ngọc Hậu
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trương Đoàn Thể

Những đóng góp mới về học thuật và lý luận 

Nghiên cứu sự tác động của các giá trị tuyên ngôn ngành thuế thuế đến sự hài lòng và tuân thủ thuế của doanh nghiệp, luận án đã bổ sung và điều chỉnh các khái niệm minh bạch, chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới, sự hài lòng và tuân thủ thuế liên quan đến lĩnh vực quản lý thuế doanh nghiệp tại Việt Nam, đồng thời đề xuất các công cụ đo lường những biến nghiên cứu này.

Luận án không chỉ xem xét tác động trực tiếp giữa các giá trị tuyên ngôn đối với sự hài lòng của doanh nghiệp, mà còn vận dụng mô hình cấu trúc chuẩn hóa để nghiên cứu đồng thời tác động của các giá trị tuyên ngôn đối với sự hài lòng, từ đó tới sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ mức độ tác động (mạnh, yếu/tích cực) từ các giá trị tuyên ngôn đến sự hài lòng và tuân thủ thuế, trong đó khẳng định yếu tố “đổi mới” mà cơ quan thuế đang thực hiện có tác động tích cực nhất (0.474) đến mức độ hài lòng, yếu tố “chuyên nghiệp” ảnh hưởng nhiều nhất (0.309) đến mức độ tuân thủ thuế của các doanh nghiệp, và mức độ hài lòng có ảnh hưởng đáng kể (0.284) đến mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Đồng thời, kết quả phân tích trong luận án cũng chỉ rõ sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng và mối quan hệ nêu trên ở những nhóm doanh nghiệp khác nhau (về quy mô vốn, lao động, hình thức sở hữu...).

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các vi phạm bị xử phạt hành chính thuế là một loại rủi ro kinh doanh, doanh nghiệp giảm chi phí tuân thủ sẽ góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Các chỉ số, thang đo, phương pháp để đánh giá sự hài lòng mà luận án phát triển có thể vận dụng để đo lường đánh giá của người dân và doanh nghiệp đối với chất lượng phục vụ của các cơ quan hành chính công trong các vấn đề xin cấp phép, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục đầu tư, thanh toán vốn, từ đó góp phần khắc phục những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý công hiện nay.

Nội dung của luận án xem tại đây.

------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISERTATION

The topic: A Study on the Level of Business Satisfaction with Respect tothe Implementation of Tax Industrys Tax CodeValues that Affect the Tax Compliance of Firms
PhD Student: Đặng Ngọc Hậu
Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Trương Đoàn Thể

New contributions to academics and theory

By studying the impacts of codevalues on business satisfaction and tax compliance, the dissertation hasadded and revised the concepts of transparency, professionalism, integrity, innovation, satisfaction and tax compliance relating to the fields of enterprise tax administration in Vietnam and proposed some measures for measuring these variables.

The dissertation hasnot only examined the direct impacts of the declared values on business satisfaction, but also used the standardized structure model to study simultaneously the effects of declared values on satisfaction and corporate tax compliance.

Proposals drawn from research results

The results of the study indicate the level of impacts (strong, weak / positive) from declared values to satisfaction and tax compliance, which confirms the "innovation" factor that the tax authorities are carrying out has the most positive impact (0.474) on the level of satisfaction, besides, the "professional" factor mostly influences (0.309) tothe level of corporate tax compliance, and the degree of satisfaction has a significant effect (0.284) to the level of corporate tax compliance. At the same time, the analysis results in the dissertationalso show differences in the level of influence and relationship among the various groups of enterprises (capital size, labor, ownership form ...). 

Research results indicate that offensessubjecting to tax administrative sanctions are just business risks, and added reducing compliance costs will helpenterprises increasetheir businessprofits.. 

Indicators, scales and methods for assessing the satisfaction developed by the dissertation can be used to measure the assessment of citizensand enterprises tothe service quality of public administrations relating totasks such as applying for licenses, land use certificates, investment procedures, and payment of capital, which; thereby, contributes to overcome the current problems of public management.