Nghiên cứu sinh Đặng Tài An Trang bảo vệ luận án Tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 01/11/2018 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đặng Tài An Trang, chuyên ngành Kinh tế học, với đề tài "Tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam"
Thứ hai, ngày 01/10/2018

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế học                   
Nghiên cứu sinh: Đặng Tài An Trang
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Vũ Kim Dũng          2. PGS.TS. Phạm Thế Anh

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Dựa trên lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (1958 và 1963), lý thuyết đánh đổi, lý thuyết chi phí đại diện, lý thuyết thứ tự ưu tiên, các nghiên cứu thực nghiệm cho kết quả khác nhau về tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu này bổ sung các thước đo hoạt động của công ty dựa trên giá trị kế toán và giá trị thị trường, xem xét sự khác biệt giữa nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, nợ vay dài hạn, yếu tố vĩ mô, ngành, quy mô công ty trong bối cảnh Việt Nam. Kết quả nghiên cứu dưới đây cho thấy sự không nhất quán trong các nghiên cứu về cấu trúc vốn và hoạt động của doanh nghiệp tại các nước phát triển cũng như đang phát triển có thể do đặc trưng nội tại môi trường hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, các lý thuyết cơ bản trên vẫn có giá trị trong việc lý giải mối quan hệ cấu trúc vốn và hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phân tích và lý giải phải cần sự thận trọng khi xem xét trong điều kiện cụ thể.

(1) Tỷ lệ nợ trên tài sản có tác động âm với hoạt động của công ty theo giá trị kế toán (ROE, ROA, GM), nhưng tác động dương đối với thước đo theo giá trị thị trường (MBVE, PB). Tỷ lệ nợ ngắn hạn tác động tiêu cực tới ROE, ROA nhưng tỷ lệ nợ dài hạn tác động dương đối với ROE và âm đối với ROA, ROCE. Tỷ lệ nợ vay dài hạn có tác động tích cực tới ROE và giá trị thị trường của doanh nghiệp (PB). Do vậy, trong cơ cấu nợ của doanh nghiệp, việc tăng tỷ lệ nợ vay dài hạn có ý nghĩa nhất giúp nâng cao khả năng sinh lời và giá trị của doanh nghiệp và tỷ lệ nợ ngắn hạn có tác động tiêu cực nhất đối với hoạt động của doanh nghiệp.

(2) Cấu trúc vốn với tỷ trọng nợ cao trong điều kiện bất ổn kinh tế vĩ mô sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, việc xác định cấu trúc vốn cần được đặt trong môi trường và bối cảnh cụ thể.

(3) Quy mô công ty có tác động âm đối với các chỉ tiêu ROE, ROA, ROCE, PB cho thấy khả năng sinh lời giảm và thị trường đánh giá thấp tiềm năng tăng trưởng khi quy mô công ty tăng.

(4) Các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường có điều kiện niêm yết cao hơn và tính đại chúng tốt hơn sẽ có giá trị thị trường cao hơn.

(5) Có vấn đề rào cản, điểm nghẽn và môi trường vĩ mô khiến việc mở rộng quy mô công ty có thể làm giảm kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

(6) Điều kiện vĩ mô thực sự có tác động đến hoạt động của doanh nghiệp.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Bảo đảm ổn định vĩ mô sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; tháo gỡ điểm nghẽn để giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả khi mở rộng quy mô; phát triển cân đối hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán sẽ bảo đảm cung cấp vốn dài hạn cho doanh nghiệp; nâng cao khả năng cho vay vốn kỳ hạn dài của các ngân hàng và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp; gắn cổ phần hóa với niêm yết trên thị trường có điều kiện niêm yết cao nhằm nâng cao giá trị thị trường.

Đối với thị trường chứng khoán: nâng cao chất lượng công ty niêm yết nhằm thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn; phát triển thị trường TPDN gồm các loại trái phiếu nhằm giúp doanh nghiệp linh hoạt trong xây dựng cấu trúc vốn; nâng cao quản trị điều hành, quản trị công ty; yêu cầu chặt chẽ hơn về công bố thông tin; phát triển chứng khoán phái sinh giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro lãi suất; áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế nhằm bảo đảm phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp: xây dựng cấu trúc vốn phù hợp đặc điểm và nâng cao khả năng dự báo vĩ mô; bảo đảm độ tín nhiệm để nâng cao khả năng huy động vốn; tăng nợ vay dài hạn thay vì các loại nợ khác sẽ giúp cải thiện hoạt động; bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn khi phát hành cổ phiếu; nâng cao chất lượng báo cáo tài chính, công bố thông tin nhằm nâng cao giá trị thị trường; áp dụng quản trị công ty hiện đại và năng lực quản lý điều hành.
 

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------


THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

The dissertation topic: The impact of capital structure on the performance of listed companies on the securities market of Vietnam
Major: Kinh tế học                   
PhD Candidate: Dang Tai An Trang             
Supervisor: 1. Associate Prof., Phd. Vu Kim Dzung     2. Associate Prof., Phd. Pham The Anh

New contributions to the literature

Based on the capital structure theory of Modigliani and Miller (1958, 1963), the tradeoff theory, the agency theory and pecking-order theory, the empirical studies in the world give different results on the impact of capital structure on the performance of firms. This study adds measures of firm performance based on book value and market value, considering the difference between short-term debt, long-term debt, long-term borrowing debt, macroeconomics, industry, firm size in the context of Vietnam. The findings of this study show that the inconsistencies in studies of capital structure and performance of firms in developed and developing countries may be due to the intrinsic nature of environment of the enterprise. Therefore, these fundamental theories remain valuable in explaining the relationship between capital structure and the performance of firms. However, the analysis and interpretation need to be careful in the specific conditions.

(1) The debt to asset ratio has a negative impact on the performance of companies measured by accounting indicators (ROE, ROA, GM), but has a positive impact on the firms market value indicators (MBVE, PB). The short-term debt to asset ratio negatively impacts ROE and ROA, but the long-term debt to asset ratio has a positive impact on ROE and negative impact on ROA and ROCE. The long-term debt to asset ratio has a positive impact on ROE and market value of the firm (PB). Thus, in the debt structure of companies, the increase of long-term borrowing debt ratio is the most significant in improving the profitability and value of enterprises, in which the ratio of short-term debt has the most negative impact on the performance of companies.

(2) The capital structure with high debt ratio in the context of macroeconomic instability will negatively affect the performance of the companies. Therefore, the determination of capital structure should be set in the specific context.

(3) The size of the company has a negative impact on the ROE, ROA, ROCE, and PB indicators showing a declining profitability and the market underestimates the potential for growth as the size of the company increases.

(4) The listed companies in the stock exchange with higher listing requirements and better public ownership will have higher market value.

(5) There are issues of barriers, bottlenecks and macro-environmental issues that would reduce the performance of the companies when they are expanding.

(6) Macro conditions actually affect the performance of companies.

New recommendations from the findings

The government should continue to focus on ensuring macro stability in order to improve the profitability and value of enterprises; to formulate policies to remove the bottlenecks of enterprises when expanding their scales (science and technology, high-quality human resources, and infrastructure); to continue to develop the financial and monetary market system on the basis of balancing the banking system and securities market; raising the capacity of long-term capital mobilization and long-term lending of banking system; to develop the corporate bond market; to attach initial public offering of state-owned enterprises with listing on the stock exchange with higher reputation and stricter requirements to enhance market value of companies.

For the securities market: the securities market regulator should improve the quality of listed companies to promote the efficiency of capital use; to develop bond market with different types of bonds to help firms flexibility in building capital structure and to raise the efficiency of the performance of companies; to improve the capacity of corporate governance and management; to enhance higher requirements for information disclosure; to develop derivatives market to assist firms hedging against interest rate risk; to apply the international financial reporting standards to ensure that the value of the enterprises is accurately reflected.

For the listed companies: the companies need to build capital structure suitable with their own characteristics; to raise the ability to mobilize long-term capital on the basis of ensuring credibility; to increasing long-term borrowing debt instead of other types of debt will help improve profitability and corporate value; to raise the efficiency of capital use when mobilizing additional capital; to improve the quality of financial statements and information disclosure in order to improve market value and reflect the real value of firms; to enhance the application of modern corporate governance; to improve corporate management capacity.