Nghiên cứu sinh Đào Nam Giang bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 25/05/2017 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đào Nam Giang, chuyên ngành Kế toán, với đề tài "Nghiên cứu chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán công bố của các ngân hàng thương mại Việt Nam".
Thứ hai, ngày 24/04/2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

Đề tài luận án: Nghiên cứu chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán công bố của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Chuyên ngành: Kế toán – Kiểm toán và Phân tích Mã số: 62.34.03.01
Nghiên cứu sinh: Đào Nam Giang
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Đông

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Thứ nhất, Luận án đánh giá chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán công bố của các ngân hàng thương mại (NHTM) ở một nước đang phát triển trên cả 2 khía cạnh: mức độ hữu ích của lợi nhuận trong dự báo tương lai (thể hiện ở tính bền vững và khả năng dự báo luồng tiền trong tương lai của lợi nhuận báo cáo); và mức độ trung thực của lợi nhuận trong phản ánh tình hình tài chính của đơn vị (cụ thể số liệu kế toán có bị điều chỉnh để báo cáo mức lợi nhuận ổn định và tránh báo cáo lỗ không). Luận án góp phần làm phong phú kết quả các nghiên cứu trước ở hai điểm: (1) các nghiên cứu trước chủ yếu tập trung vào NHTM ở các nước phát triển; (2) các nghiên cứu với mẫu là NHTM ở các nước đang phát triển chủ yếu được công bố từ 2010 đến nay và chỉ đánh giá chất lượng thông tin ở một trong khía cạnh trên với một hoặc hai thước đo.

Thứ hai, với việc đưa ra các bằng chứng có ý nghĩa thống kê về việc điều chỉnh dự phòng rủi ro tín dụng (DPRRTD) để báo cáo mức lợi nhuận ổn định, luận án cung cấp thông tin hữu ích cho các bên liên quan để hiểu rõ hơn về vấn đề còn tranh cãi này trong hệ thống NHTM tại các nước châu Á. Luận án cũng lý giải vì sao kết quả nghiên cứu này mâu thuẫn với một số nghiên cứu trước về điều chỉnh lợi nhuận thông qua DPRRTD của các NHTM Việt Nam

Thứ ba, luận án đã xác định một số tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán phổ biến trong các nghiên cứu thực chứng nhưng chưa được chú ý trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hướng khai thác và áp dụng tiêu chí này. Luận án là một trong số ít các nghiên cứu đánh giá về mức độ hữu ích của lợi nhuận báo cáo của các NHTM trong dự báo lợi nhuận và luồng tiền tương lai. Luận án cũng điều chỉnh mô hình của Lang và cộng sự (2003, 2006) so sánh giữa độ dao động của lợi nhuận và độ dao động của luồng tiền để đánh giá việc điều chỉnh số liệu nhằm ổn định lợi nhuận báo cáo trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Thứ tư, về phương pháp, trong các mô hình nghiên cứu về chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán công bố của các NHTM (tính bền vững, khả năng dự báo luồng tiền, chất lượng biến kế toán dồn tích…), tổ hợp các biến kiểm soát được sử dụng không hoàn toàn thống nhất giữa các nghiên cứu trước, và không có mô hình tối ưu cho mọi trường hợp. Do đó, luận án đã kết hợp giữa tổng hợp từ các nghiên cứu trước với phân tích trên bộ số liệu thực tế của các NHTM Việt Nam để lựa chọn các biến và thang đo cho phù hợp. Cách làm này là một gợi ý cho việc tiếp tục phát triển các nghiên cứu về chất lượng thông tin kế toán của các NHTM.

Thứ năm, về kết quả thực nghiệm, luận án đưa ra các bằng chứng thống kê về việc các NHTM Việt Nam đã điều chỉnh số liệu nhằm tránh báo cáo lỗ và tìm cách báo cáo mức lợi nhuận ổn định. Luận án cũng chứng minh số liệu về DPRRTD của các NHTM Việt Nam bị điều chỉnh nhằm phục vụ cho các mục đích của các nhà quản lý, và chưa thực sự phản ánh hết rủi ro của trong hoạt động tín dụng của các NHTM. Chính vì vậy, lợi nhuận công bố hầu như không có ý nghĩa trong việc dự báo luồng tiền tương lai và không phản ánh trung thực kết quả hoạt động của đơn vị.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Trên cơ sở kết quả thực nghiệm về việc chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán công bố của các NHTM Việt Nam ở mức thấp, luận án đã phân tích các nguyên nhân có thể của tình trạng này và đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng lợi nhuận là:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức về vai trò của chất lượng thông tin và đảm bảo sự minh bạch trong môi trường kinh doanh với việc: ban hành quy chế công bố thông tin đối với NHTM; các cơ quan quản lý nhà nước không nên đưa ra các quy định cho phép các NHTM hoãn việc ghi nhận lỗ và các khoản thất thoát; nâng cao nhận thức của chính các NHTM và các chủ sở hữu về vai trò của công khai và minh bạch thông tin.

Thứ hai, cần có biện pháp đảm bảo các NHTM trích lập đủ DPRRTD, hạn chế điều chỉnh số liệu về DPRRTD.

Thứ ba, nâng cao chất lượng quản trị công ty trong các NHTM, nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập các NHTM, đẩy mạnh việc áp dụng IAS/IFRS trong các NHTM, và chú trọng tới nghiên cứu thực chứng về chất lượng thông tin trong lĩnh vực ngân hàng.

Các nghiên cứu trong tương lai có thể phát triển theo hai hướng (1) đánh giá về tác động của một số nhân tố đến chất lượng thông tin lợi nhuận báo cáo của các NHTM Việt Nam; (2) sử dụng các thước đo chất lượng thông tin đã có xem xét ở các mẫu nghiên cứu khác để so sánh chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán công bố của các NHTM Việt Nam với các đối tượng khác ví dụ các doanh nghiệp phi tài chính hay các NHTM trong khu vực.

 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
--------------
 
THE CONTRIBUTION OF THE THESIS

Title: Earnings quality of banks in developing countries – Evidence from Vietnam.
Major: Accounting (Accounting, Auditing, and Analysis) Code: 62.34.03.01
PhD Candidate: Đào Nam Giang
Supervisor: Associate Prof. PhD. Nguyễn Thị Đông

The contribution in theories and methodologies

- The thesis provides empirical evidences on earnings quality of commercial banks in a developing country using a broad set of earnings quality measures examining both the informativeness of earnings (earnings persistence and cash predictability) and the level of earnings management (earnings smoothing, loan loss provision management and  target beating). This paper contributes to enrich prior research because the previous ones focus mainly on banks in developed countries. There are just a few papers discussing on earnings quality of banks in developing countries, of which the most has been published from 2010 and focus mainly on Muslim countries and China. Moreover, earnings quality proxies used in these papers are still poor, discussing on either earning informativeness or earning management with only one or two proxies.

- While prior research show conflicting results on whether or not the Asian commercial banks as well as Vietnamese banks smooth income through loan loss provision, this paper provides statistical evidences that Vietnamese banks do manage loan loss provision to smooth income. That why the thesis shed a new light on this controversial issue among previous research.

- The thesis indentifies some proxies widely used in earnings quality research but has been neglected in examining earnings quality of banks, and disucuss on should and how these proxies be modified to be used in the banking industry. This thesis is one of few papers providing evidences on persistence and cash predictability of banks’ earnings. It is also among the first ones modifying the model developed by Lang et al. (2003, 2006), comparing variability of changes in cash-flow and variability of changes in net income, to test the income smoothing hypothesis in the financial industry.

- As per methodology: models developed in previous research to examine earnings quality of banks (e.g. persistence, cash predictability, total and specific accrual quality …) have many variations with different mix of control variables. And the thesis, based on reviewing prior research and analyzing actual data collected from Vietnamese banks’ financial statements, determines appropriate control variables and their associated scales in different models used. 

- As per empirical results, the thesis provides evidences that Vietnamese banks manage accounting numbers to avoid reporting loss and smooth income. The results also show that loan loss provision has been managed to smooth income and do not faithfully reflect the credit risk of the banks. Reported earnings demonstrate a limited role in predicting future cash-flows and a blurred relationship with financial characteristics of the banks.

New recommendations from research findings

Based on empirical evidences on low earnings quality of Vietnamese banks, the thesis analyzes possible reasons and provides some recommendations to enhance earnings quality as follow:

- Improving awareness of stake-holders on earnings quality as well as disclosure and transparency, specifically: issuing the regulation on disclosure of information for commercial banks; state agencies, including the State Bank of Vietnam, should not allow commercial banks to postpone recognizing impairment and loss; improving awareness of banks and stockholders on the role of disclosure and transparency. 

- Ensuring commercial banks set aside appropriate amount of loan loss provision and demonstrate less loan loss provision management. 

- Enhancing corporate governance in banks, audit quality in financial industry, pushing up the IAS/IFFRS adoption in commercial banks, and pay more attention to empirical research on earnings quality of banks.

Future research can be developed into 2 directions: (1) examining impact of certain factors (such as audit quality, corporate governance,…) on earnings quality of Vietnamese banks; (2) replicating methodology used in the thesis on other samples (e.g. Vietnamese non-financial firms, commercial banks in other Asian countries) to examine the relative level of earnings quality of Vietnamese commercial banks.