Nghiên cứu sinh Đào Quyết Thắng bảo vệ luận án Tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 17/07/2018 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đào Quyết Thắng, chuyên ngành Kinh tế phát triển (Kinh tế đầu tư), với đề tài "Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của Nông hộ theo tiêu chuẩn GAP, phân tích trường hợp Ninh Thuận".
Thứ bảy, ngày 16/06/2018

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của Nông hộ theo tiêu chuẩn GAP, phân tích trường hợp Ninh Thuận
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển (Kinh tế đầu tư)     
Nghiên cứu sinh: Đào Quyết Thắng 
Người hướng dẫn: PGS.TS Vũ Thị Minh            

Những đóng góp mới về mặt lý luận

Luận án đã xem xét đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ theo tiêu chuẩn GAP đồng thời ở cả hai góc độ là nội dung của đầu tư (đầu tư của hộ nông dân vào tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất) và mục tiêu của đầu tư (để đảm bảo tiêu chuẩn GAP nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường và vì mục tiêu phát triển bền vững). Đây là cách hiểu mới trong nghiên cứu, cho phép gắn kết giữa hoạt động đầu tư và kết quả của đầu tư.
Luận án đã xây dựng mô hình và lượng hóa tác động của các nhân tố đến đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ theo tiêu chuẩn GAP ở cả ba góc độ của chu trình đầu tư là quyết định đầu tư, quy mô đầu tư và hiệu quả đầu tư. Cụ thể:

-    Có 7 nhân tố tác động đến quyết định đầu tư theo GAP của nông hộ là tuổi chủ hộ, kinh nghiệm chủ hộ, hiểu biết về GAP của chủ hộ, nhu cầu thị trường, giá bán sản phẩm, lợi nhuận bình quân và hỗ trợ của nhà nước. Trong đó, các nhân tố có tác động mạnh nhất là nhu cầu thị trường, giá bán sản phẩm, hỗ trợ nhà nước và hiểu biết về GAP của chủ hộ.

-    Có 15 nhân tố tác động đến quy mô vốn đầu tư phát triển sản xuất của nông hộ theo GAP là thời tiết, cơ sở hạ tầng, diện tích, tuổi chủ hộ, kinh nghiệm chủ hộ, số lao động, hiểu biết về GAP của chủ hộ, liên kết nông hộ, nhu cầu thị trường, giá bán sản phẩm, lợi nhuận bình quân, doanh nghiệp hỗ trợ, hỗ trợ của nhà nước, tầm quan trọng của nhà nước hỗ trợ, mức phù hợp của nhà nước hỗ trợ. Trong đó, các nhân tố có tác động mạnh nhất là lợi nhuận bình quân, hiểu biết về GAP của chủ hộ, hỗ trợ của nhà nước và doanh nghiệp hỗ trợ.

-    Có 6 nhân tố tác động đến hiệu quả đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ là thời tiết, số lao động, diện tích, vốn đầu tư, lợi nhuận bình quân và quyết định tham gia GAP của hộ. Trong đó, quyết định đầu tư theo GAP có tác động tích cực tới hiệu quả đầu tư của nông hộ.

Tóm lại, đóng góp cơ bản về mặt lý luận của luận án là bằng mô hình đã lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ theo GAP dưới ba góc độ.

Những đóng góp mới về mặt thực tiễn

Luận án đã đề xuất 4 nhóm giải pháp góp phần cải thiện điều kiện sản xuất, đặc điểm nông hộ, thị trường và sự liên kết sản xuất nhằm thúc đẩy nông hộ đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo GAP. Đó là: (1) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng sản xuất an toàn phù hợp với điều kiện từng địa phương, (2) Nâng cao sự hiểu biết và trình độ sản xuất của nông hộ theo GAP, (3) Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm đạt GAP, (4) Thực hiện liên kết giữa bốn nhà. Trong các nhóm giải pháp đó, luận án khẳng định nhóm giải pháp thứ 4 là quan trọng nhất, là căn cứ để xác định mục tiêu và phương thức triển khai cụ thể các nhóm giải pháp còn lại. Điều đó có ý nghĩa giúp các nhà hoạch định chính sách xác định đúng thứ tự ưu tiên các giải pháp nhằm đảm bảo phát triển bền vững đầu tư sản xuất theo GAP của nông hộ.
 

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------



THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: “Studying the determinants of the development investment in the agricultural production under GAP standard at the farmer households: a case study in Ninh Thuan province”.
Major:  Economics of Investment       
PhD student: Dao Quyet Thang            
Instructor: Assoc. Prof. Dr. Vu Thi Minh

The new contribution of this study

The dissertation considers agricultural investment in agricultural production in accordance witth GAP standards. At the same time, both aspects of investment (investment of farmer households in all aspects of production process) and the purpose of the investment (to ensure that GAP standards meet market requirements and sustainable development). This is a new understanding in research that allows the link between investment and the outcome of investment.

This dissertation also builds the model and quantifies the effect of determinants to development investment in agricultural production under GAP standard regarding to threes different aspects of the investment circle: investment decision, investment scale, investment efficiency. In detail:

-    There are total of seven determinants of investment in GAP standard, including: age of household, experience, knowledge of the household head about GAP, market demand, price of product, average profit, subsidy of government. The most influential factors are market demand, price of product, subsidy of government and knowledge of the household head about GAP.

-    There are total of 15 determinants of the capital investment scale in GAP program of the farmer household, including weather, infrastructure, area, age of household head, experience of household head, labor, knowledge of the household head about GAP, the linkage among farmer households, market demand, product price, average profit, support from enterprises, subsidy of government, the importance of subsidy from the government, appropriation of subsidy from government. In particular, the most influential factors are the average profit, knowledge of the household head about GAP, subsidy of government and support from enterprises.

-    There are six determinants affecting the efficiency of development investment in agricultural production of farmer household, consisting of weather, labor, area, investment capital, average profit, investment decision under GAP. In particular, investment decisions under GAP have a positive impact on the investment efficiency of the household.

In conclusion, the basically theoretical contribution of the thesis is that the model quantifies the level of influence of the factors on development investment in agricultural production of GAP farmers in three dimensions.

The contribution in reality

Based on analyzing the reality, the dissertation proposed 4 different groups of solutions to improve the production conditions, characteristics of the farmer households, market and the linkage in production. They are: (1) planning safety and appropriate production areas in each locality. This solution aims to create the environment, conditions and direction for the farmer households to invest in agricultural production under GAP standard; (2) improving the knowledge and skill for farmers; (3) developing the consumption market for the outputs under GAP standard; (4) creating the network among the subjects. The development investment in agricultural production under GAP standard could not be practiced without the tight linkage between the farmers, enterprises, scientists and government managers. Four solutions should be combined together, in which the linkage between the subjects is the most important solution which allows the GAP application to reach the optimal purpose.