Nghiên cứu sinh Đỗ Đức Kiên bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 25/12/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đỗ Đức Kiên, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài "Nghiên cứu tác động của tự chủ tài chính đến chất lượng bệnh viện tại các bệnh viện công lập ở Việt Nam".
Chủ nhật, ngày 24/11/2019

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu tác động của tự chủ tài chính đến chất lượng bệnh viện tại các bệnh viện công lập ở Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng                   
Nghiên cứu sinh: Đỗ Đức Kiên        
Người hướng dẫn: GS.TS. Phạm Quang Trung
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận và phương pháp nghiên cứu
 
- Các công trình nghiên cứu về sự tác động của tự chủ tài chính đến chất lượng bệnh viện công lập vẫn có nhiều ý kiến trái chiều nhau, có quan điểm cho rằng tự chủ tài chính được chứng minh có tác động tích cực đến nâng cao chất lượng bệnh viện, có quan điểm lại cho rằng tự chủ tài chính tác động tiêu cực đến chất lượng dịch vụ bệnh viện từ khía cạnh bệnh nhân, có quan điểm thì lại chưa thể khẳng định rằng tự chủ tài chính tác động tích cực hay tiêu cực đến chất lượng bệnh viện. Kết quả nghiên cứu của luận án chỉ ra rằng tự chủ tài chính tác động làm tăng chất lượng bệnh viện công lập ở Việt Nam.
 
- Chưa có công trình nghiên cứu nào sử dụng bộ chỉ tiêu tự chủ tài chính (gồm: mức tự chủ tài chính, trích lập các quỹ, thu nhập tăng thêm cho người lao động, đầu tư mua sắm tài sản) và bộ chỉ tiêu chất lượng bệnh viện công lập (công suất sử dụng giường bệnh thực kê, số lượt khám bệnh, số lượt người bệnh nội trú, số ngày điều trị của người bệnh nội trú, số ca phẫu thuật thực hiện tại bệnh viện, số ca thủ thuật thực hiện tại bệnh viện) để nghiên cứu sự tác động của tự chủ tài chính đến chất lượng bệnh viện công lập ở Việt Nam. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu mô hình hồi quy bội để phân tích sự tác động của các chỉ tiêu tự chủ tài chính đến chất lượng bệnh bệnh công lập ở Việt Nam; Kết quả nghiên cứu thực nghiệm mô hình hồi quy cho thấy tự chủ tài chính tác động mạnh đến 5/6 chỉ tiêu phản ánh chất lượng bệnh viện gồm: Số lượt khám bệnh, số lượt người bệnh nội trú, số ngày điều trị của người bệnh nội trú, số ca phẫu thuật thực hiện tại bệnh viện, số ca thủ thuật thực hiện tại bệnh viện. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh giá trị trung bình để kiểm định sự khác biệt về chất lượng bệnh viện giữa các nhóm bệnh viện tự chủ tài chính; kết quả chỉ ra rằng các bệnh viện công lập thuộc nhóm tự chủ toàn bộ chi hoạt động thường xuyên có chất lượng bệnh viện cao hơn nhóm tự chủ một phần chi hoạt động thường xuyên và các bệnh viện công lập thuộc nhóm tự chủ một phần chi hoạt động thường xuyên cao có chất lượng bệnh viện cao hơn nhóm tự chủ một phần chi hoạt động thường xuyên thấp.
Những khuyến nghị mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của luận án đã đóng góp sự hiểu biết về tác động của tự chủ tài chính đến chất lượng bệnh viện tại các bệnh viện công lập, cụ thể:
 
Luận án đưa ra 05 nhóm giải pháp hướng tới nâng cao chất lượng bệnh viện gồm: Nhóm khuyến nghị hướng tới nâng cao mức độ tự chủ tài chính; Nhóm khuyến nghị liên quan đến chính sách tiền lương để tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên bệnh viện; Nhóm khuyến nghị nhằm tăng kinh phí cho đầu tư cơ sở vật chất mua sắm tài sản nhằm nâng cao chất lượng bệnh viện; Nhóm khuyến nghị để tăng trích lập các quỹ nhằm nâng cao chất lượng bệnh viện công lập; Khuyến nghị quản lý tài chính nhằm nâng cao chất lượng bệnh viện công lập.
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis title: Study on the impacts of financial autonomy on the hospital quality at public hospitals in Vietnam
Major: Finance-banking                     
Ph.D Candidate: Do Duc Kien         
Supervisor:  Prof.Dr. Pham Quang Trung
Training institution: National Economics University 
New contributions in academic, theoretical aspects and research methodology
 
- Studies on the impact of financial autonomy on the quality of public hospitals still have mixed opinions, with the view that financial autonomy has been shown to have a positive effect on improving  hospital quality, there is a view that financial autonomy has a negative impact on the quality of hospital services from a patients perspective, there is a view that it is not possible to assert that financial autonomy has a positive impact or negative impact on the quality of the hospital. The findings of the thesis indicate that financial autonomy has an impact on the improvement of the quality of public hospitals in Vietnam.
 
- There have been no studies using the self-financing indicators (including: the level of financial autonomy, deduction of funds, additional income for employees, investment in asset procurement) and the set of indicators on quality of public hospitals (capacity of using actual hospital beds, number of medical visits, number of inpatient visits, number of treatment days of inpatients, number of surgeries performed at hospitals, number of the procedure performed at the hospital) to study the impact of financial autonomy on the quality of public hospitals in Vietnam. The thesis uses multiple regression model research methods to analyze the impact of financial autonomy criteria on the quality of public diseases in Vietnam; Experimental results of the regression model show that financial autonomy has a strong impact on 5/6 indicators reflecting hospital quality including: Number of visits, number of inpatients, number of days of treatment inpatient, the number of surgeries performed in the hospital, the number of surgical procedures performed in the hospital. The thesis uses the method of comparing average values to test differences in hospital quality among financial autonomous hospital groups; The results indicate that public hospitals that are fully autonomous in recurrent expenditures have a higher quality of hospitals than those with partial autonomy and regular hospitals are partially autonomous. High recurrent spending has a higher quality of hospital than the autonomous group, with a low recurrent expenditure.
 
New recommendations drawn from the research results
 
The empirical research results of the thesis have contributed to the understanding of the impact of financial autonomy on hospital quality in public hospitals, including:
 
The thesis proposes 5 groups of solutions towards improving hospital quality, including: Recommendation groups towards improving the level of financial autonomy; Recommendation group related to salary policy to increase income for hospital staff; The recommendation group to increase funding for investment in facilities to purchase assets to improve the quality of hospitals; The recommendation group to increase appropriations of funds to improve the quality of public hospitals; Financial management recommendations to improve the quality of public hospitals.