Nghiên cứu sinh Đỗ Thị Ngọc Lan bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 13h30 ngày 22/07/2019 tại P503 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đỗ Thị Ngọc Lan, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài "ODA với tăng trưởng kinh tế Việt Nam"
Thứ sáu, ngày 21/06/2019


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: ODA với tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng                   
Nghiên cứu sinh: Đỗ Thị Ngọc Lan 
Người hướng dẫn:  PGS.TS Đặng Ngọc Đức
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận và phương pháp nghiên cứu
 
Luận án nghiên cứu mối quan hệ ODA và tăng trưởng kinh tế địa phương cấp tỉnh trong một quốc gia, khi việc hiểu, diễn giải và vận dụng chính sách chung của nhà nước có sự khác biệt ở từng địa phương. Luận án có đóng góp nhất định về lý luận và thực nghiệm:
 
- Xây dựng mô hình sản xuất dạng Tân cổ điển mở rộng mô tả và ước lượng đóng góp của ODA tới sản lượng trong nền kinh tế, trong đó có sự tách bạch giữa ODA với các nguồn vốn đầu tư khác.
 
- Xây dựng mô hình vectơ tự hồi quy (VAR- Vector Autoregression) để kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa ODA và sản lượng của các địa phương. Sử dụng số liệu mảng và phương pháp ước lượng hiệu ứng cố định cho số liệu mảng, với phương pháp ước lượng moment tổng quát (GMM - Generalized Method of Moments), luận án đã cố gắng hạn chế vấn đề nội sinh giữa ODA và sản lượng của địa phương. 
 
- Ứng dụng phương pháp so sánh bằng điểm xu hướng (PSM - Propensity Scores Matching) trong lựa chọn được các tỉnh tương đồng về điều kiện tự nhiên và xã hội để kiểm soát cho đặc điểm riêng của địa phương sau đó xem xét, phân tích mối quan hệ của ODA và tăng trưởng kinh tế địa phương.
 
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của luận án đã đóng góp sự hiểu biết về mối quan hệ giữa ODA với tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế đang chuyển đổi, cụ thể:
 
(i) Có mối quan hệ hai chiều từ ODA tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế và ngược lại tăng trưởng kinh tế quyết định thu hút ODA vào địa phương cấp tỉnh; 
 
(ii) Quy mô của chính quyền địa phương có ý nghĩa quan trọng và tích cực trong việc phát huy tác động của ODA tới tăng trưởng kinh tế địa phương. Quy mô chính quyền càng lớn thì tác động của ODA tới tới tăng trưởng kinh tế mạnh hơn tác động này ở tỉnh có quy mô chính quyền nhỏ hơn; 
 
(iii) ODA tác động tới GDP theo dạng phi tuyến theo dạng chữ U ngược. ODA tác động dương tới GDP ở giai đoạn ban đầu khi các địa phương có lượng ODA nhỏ; khi ODA tăng lên đủ lớn thì tác động của ODA tới tăng trưởng sẽ giảm đi; 
 
(iv) Các địa phương nên xây dựng phát triển Quỹ đầu tư phát triển địa phương để thành lập Quỹ vốn đối ứng thực hiện các chương trình dự án ODA của địa phương. Điều này sẽ giúp thu hút thêm ODA và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở địa phương.
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
THESIS NEW CONTRIBITIONS
 
Title: ODA and Vietnam’s economic growth 
Specialization: Finance-Banking         
PhD attendant: Đỗ Thị Ngọc Lan
Supervisor:  Asso. Pro, Dr. Đặng Ngọc Đức
Institution: National Economics University
 
New contributions on terms of academic knowledge, theories and research methods 
 
The thesis explores the relationship between ODA and economic growth at provincial level in a specific country under the context of different understandings, explanations and applications of mutual state policies in different provinces. The thesis poses its unique contributions in terms of both theory and emperical study:
 
- Building up the production model based on Neoclassical growth to expand the description and estimation of ODA’s contribution to the economic quantity, of which the role of ODA and other capital sources is seperated.
 
- Establishing the VAR- Vector Autoregression model to investigate the casual relationship between ODA and the pronvicial economic quantity. The thesis employs panel data and fixed-effect estimation method for this kind of data. Thanks to the GMM - Generalized Method of Moments, the thesis reveals an effort in mitigating the endogenous aspect between ODA and provincial economic quantity. 
 
- Applying the comparative method based on PSM - Propensity Scores Matching in the selection of similar provinces with natural and social conditions to control their specific features, then, considering and analyzing the relationship between ODA and provincial economic growth.
 
Proposals based on research findings
 
The results of the empirical study contribute to the understanding about the relationship between ODA and economic growth in transforming economies. In particular: 
 
(i) There is a two way relationship when ODA has a positive impact on economic growth and economic growth decides the attraction of ODA to provinces; 
 
(ii) The size of provincial government is important and positive to the empowerment of ODA’s impact on provincial economic growth. The greater the size is, the stronger the impact of ODA on economic growth is. This is in comparison with the same effect in provinces with smaller size; 
 
(iii) ODA has a nonlinear impact on GDP like the reversed U shape. ODA has positive impact on GDP at the initial stage when provinces own small ODA; with an increase in ODA at adequate rate, its impact on growth would decrease; 
 
(iv) Provinces should establish Local development fund in order to build up reciprocal capital fund for the implementation of ODA projects. This would attract more ODA and promote economic growth at provincial level.