Nghiên cứu sinh Đỗ Trọng Hiếu bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 08/12/2017 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đỗ Trọng Hiếu, chuyên ngành Kinh doanh thương mại (Kinh tế và quản lý thương mại), với đề tài "Nghiên cứu cơ sở khoa học phát triển Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam".
Thứ ba, ngày 07/11/2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu cơ sở khoa học phát triển Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại (Kinh tế và quản lý thương mại)          
Nghiên cứu sinh: Đỗ Trọng Hiếu
Người hướng dẫn: GS.TS Hoàng Đức Thân

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Thứ nhất, bổ sung cơ sở lý luận về phát triển Sở giao dịch hàng hóa và hoàn thiện khung lý thuyết về Sở giao dịch hàng hóa. Trong đó, đã nghiên cứu mô hình tổ chức hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa, chỉ rõ các điều kiện bao gồm:(i) về thể chế, kinh tế vĩ mô,(ii) về mặt hàng giao dịch, (iii) về hợp đồng giao dịch và (iv) về cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật nhằm bảo đảm cho phát triển Sở giao dịch hàng hóa. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu kinh nghiệm của các trường hợp khác trên thế giới cũng giúp nghiên cứu phát hiện đến các yếu tố có thể tác động đến phát triển Sở giao dịch hàng hóa. Luận án chỉ ra sự khác biệt mang tính đặc điểm giữa mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa so với mua bán hàng hoá thông thường.

Thứ hai, Luận án đã nhóm và phân tích các điều kiện đảm bảo sự phát triển của Sở giao dịch hàng hóa, các mối liên hệ giữa các điều kiện này với sự phát triển của Sở giao dịch hànghóa; phát hiện ra yếu tố mới nằm trong nhóm điều kiện về hợp đồng giao dịch nhằm bảo đảm phát triển Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam, đó là yêu tố sự liên thông, liên kết với Sở giao dịch hàng hóa nước ngoài hoặc thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh nước ngoài.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

- Với mẫu nghiên cứu bao gồm 11 đối tượng thực hiện phỏng vấn và 152 doanh nghiệp thực hiện khảo sát, Nghiên cứu đã phát hiện các vấn đề sau:

Thứ nhất, phát triển Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam ở mức độ thấp, một số điều kiện cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu để Sở giao dịch hàng hóa hoạt động có hiệu quả.

Thứ hai, khẳng định Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam cần phải hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp chứ không phải đơn vị sự nghiệp có thu.

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra các giải pháp và hàm ý chính sách như sau:

Thứ nhất, luận án đã đưa ra các giải pháp sau: hoàn thiện thể chế, kinh tế vĩ mô, bảo đảm khối lượng và chất lượng hàng hóa giao dịch; sự tham gia của các tổ chức tài chính; bảo đảm thành công của các hợp đồng giao dịch; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật và thu hút đầu tư nước ngoài tham gia phát triển Sở giao dịch hàng hóa.

Thứ hai, luận án đưa ra một số khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước và Sở giao dịch hàng hóa trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan để xây dựng thành công:

+ Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: Xây dựng hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về Sở giao dịch hàng hóa; Chỉnh sửa, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật về Sở giao dịch hàng hóa;

+ Đối với Sở giao dịch hàng hóa: Khuyến nghị về thiết lập, sử dụng các hợp đồng giao dịch, tăng tính thanh khoản của hợp đồng.
 

Nội dung của luận án xem tại đây.
 

-----------


Theme of the dissertation: A study on the scientific basis of the development of Commodity Exchanges in Vietnam
Major: Commercial business 
PhD candidate: Đỗ Trọng Hiếu   
Instructor: Prof.PhD Hoàng Đức Thân

New contributions in academics, theoretics aspects

    Firstly, the dissertation added theoretical bases on the development of the Commodity Exchange and finalized the theoretical framework for the Commodity Exchange. Specifically, the thesis has studied the operational organization model of the Commodity Exchange, specifying the conditions for fostering the development of the Commodity Exchange, including: (i) Institution and macroeconomy; (ii) trading commodities; (iii) trading contracts; (iv) technical and physical infrastructure  and summing up the experience of the Commodity Exchange. The dissertation shows the difference between the purchase and sale of goods through the Commodity Exchange compared with the purchase and sale of goods.

    Secondly, the thesis has grouped and analyzed the conditions to ensure the development of the Commodity Exchange, the relationship between these conditions and the development of the Commodity Exchange; a new element is found in the group of terms on transaction contracts to ensure the development of the Commodity Exchange in Vietnam. It is the linkage between the foreign exchange and the foreign exchange derivatives market.

Findings and new recommendations from the research

Findings from research:

Firstly, the development of the Commodity Exchange in Vietnam is still underdeveloped and some basic conditions have not met the requirements for effective operation of the Commodity Exchange.

Secondly, confirming that the Commodity Exchange in Vietnam needs to operate in the form of an enterprise rather than a non-income generating administration agency.

Based on the results of the study, the thesis presents the policy implications as follows:

Firstly, the dissertation has made comprehensive and feasible solutions and recommendations, helping the state management agencies and Commodity Exchange in the coming time to meet the objective requirements to successfully develop this type of business.

Secondly, some specific recommendations for each sector and each agency were also introduced to create a system of comprehensive solutions from micro to macro to contribute to the development of the Commodity Exchange in Vietnam.

+ Recommendation for Goverment: Building a system of state management agencies on the Commodity Exchange; Completing the legal system on the Commodity Exchange

+ Recomendations for Commodity Exchange: Building contracts to meet the diverse needs of customers; Increasing the liquidity of the transaction contract.