Nghiên cứu sinh Đỗ Tuấn Sơn bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 14h30 ngày 30/01/2018 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đỗ Tuấn Sơn, chuyên ngành Kinh tế phát triển, với đề tài "Bảo đảm lực lượng lao động cho các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025".
Thứ bảy, ngày 30/12/2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài Luận án: “Bảo đảm lực lượng lao động cho các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025”
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển                
Nghiên cứu sinh: Đỗ Tuấn Sơn    
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Ngọc Linh

I. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
   
1. Luận án xây dựng các tiêu chí đánh giá bảo đảm lực lượng lao động cho các khu công nghiệp bao gồm: tiêu chí đánh giá bảo đảm quy mô, số lượng, cơ cấu; tiêu chí đánh giá bảo đảm chất lượng; tiêu chí đánh giá bảo đảm tiến độ.

2. Xuất phát từ cách tiếp cận cung – cầu lao động, Luận án chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng bảo đảm lực lượng lao động cho các khu công nghiệp gồm: nhân tố cung lực lượng lao động; nhân tố cầu lực lượng lao động; chính sách của nhà nước; chính sách của doanh nghiệp.

3. Luận án đã xây dựng khung nghiên cứu về bảo đảm lực lượng lao động cho các KCN trên sở lý thuyết về cung cầu lao động.

II. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án


(1) Tình trạng thiếu hụt lao động không chỉ dừng lại ở việc thiếu hụt lao động chuyên môn kỹ thuật mà còn thiếu hụt cả lao động phổ thông; thiếu lao động trẻ trong đó lao động nữ chiếm tỷ lệ lớn;

(2) Nhiều doanh nghiệp trong khu công nghiệp gặp phải tình trạng tuyển dụng không đủ lao động hoặc mất nhiều thời gian để tuyển dụng lao động. Mặt khác, chất lượng lao động còn hạn chế, có “khoảng cách” giữa việc đào tạo của các trường và nhu cầu của doanh nghiệp trong KCN.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra hàm ý chính sách sau, Để bảo đảm lực lượng lao động cho các KCN phải thực hiện các giải pháp đồng bộ cả từ phía nhà nước và phía doanh nghiệp. Nhà nước có vai trò quản lý vĩ mô, với các chính sách hỗ trợ nhằm tạo nguồn cung lao động, kết nối cung cầu lao động; doanh nghiệp có vai trò tạo ra cầu lao động, tự bảo đảm, tạo các yếu tố bên trong nhằm thu hút, sử dụng lao động.

Nội dung của luận án xem tại đây.
 

-----------


NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

The thesis title: “The workforce assurance for industrial zones in Bac Ninh province by 2025”
Major: Development economics                    
PhD Student: Do Tuan Son                   
Supervisor: Assoc. Prof. PhD Pham Ngoc Linh

I. New contributions in academics, reasoning


1. The thesis has elaborated the criterias for evaluating the workforce assurance for industrial zones, including: criteria for ensuring the size, quantity and structure; for quality and progress assurance.

2. Starting from the labor demand-supply approach, the thesis has identified the factors affecting the workforce for the industrial zones, including the labor supply factor; labor demand factor; governmental policies; the policies of the business.

3. The thesis has developed the framework for researching workforce assurance for industrial zones based on theory of labor supply and demand.

II. New findings and proposals drawn from research results of the thesis:

(1) The shortage of workforce is in not only technical and professional workers but also vocational, young workforce in which female ones make up a large proportion.

(2) Many enterprises in the industrial zones suffer from inadequate or insufficient labor recruitment. In addition, the quality of workforce is limited, hereby leading to a gap between the training offered by schools and the needs of enterprises in the industrial zones.

Based on the research results, the thesis suggests the following policy: in order to assure workforce for industrial zones, solutions must be synchronized from both the state and enterprises. The state has a macro management role with supportive policies to create labor supply, link supply and demand labor. Enterprises play the role of creating demand for labor, self-assuring and creating internal factors in order to attract and employ laborers.