Nghiên cứu sinh Đoàn Hải Yến bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 18/06/2016 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đoàn Hải Yến, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Phân bố LLSX và phân vùng kinh tế), với đề tài "Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng".
Thứ tư, ngày 18/05/2016

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Phân bố lực lượng sản xuất và phân vùng kinh tế)   Mã số: 62.34.04.10
Nghiên cứu sinh: Đoàn Hải Yến
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Bùi Tất Thắng 2.PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận


Luận án đã làm rõ các khái niệm về khu kinh tế, khu kinh tế ven biển; đồng thời căn cứ trên khung lý thuyết phát triển bền vững và tiêu chí đánh giá phát triển bền vững, Luận án đã luận giải nội hàm của phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển từ góc độ chuyên ngành Phân bố lực lượng sản xuất và phân vùng kinh tế theo hướng tiếp cận hiện đại; làm rõ nội dung, bản chất của phát triển bền vững khu kinh tế ven biển; các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững khu kinh tế ven biển; đánh giá phát triển bền vững đối với khu kinh tế ven biển; đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển.

Trên cơ sở hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển đã đề xuất, Luận án đánh giá thực trạng phát triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam nói chung, vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng; thử nghiệm đánh giá các yếu tố bền vững – không/ chưa bền vững của các khu kinh tế ven biển vùng đồng bằng sông Hồng; chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đồng thời đề xuất định hướng và giải pháp để phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng đồng bằng sông Hồng trong những năm tới.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá tình hình phát triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam nói chung, các khu kinh tế ven biển vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng theo các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững,luận án đã đề xuất mô hình quản lý và phương thức phát triển cũng như các nhóm giải pháp nhằm phát triển các khu kinh tế ven biển vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững đến năm 2020 và những năm tiếp theo, trong đó đặc biệt nhấn mạnh:

- Về thể chế, cần sớm xây dựng và ban hành Luật về Đặc khu kinh tế hoặc Luật đặc biệt cho từng đặc khu; áp dụng cơ chế phân quyền, giao nhiệm vụ trực tiếp cho Ban quản lý khu kinh tế các địa phương trong việc quản lý khu kinh tế ven biển;

- Về kinh tế, cần xây dựng một quy trình về lập và điều chỉnh quy hoạch về khu kinh tế ven biển; rà soát, điều chỉnh quy hoạch các khu kinh tế ven biển theo hướng bảo đảm tính liên kết vùng trong phát triển; thí điểm xây dựng một số khu kinh tế ven biển theo mô hình cluster;

- Về xã hội, xây dựng chính sách thu hút lao động có tay nghề cao, ban hành các chính sách khuyến khích đối với đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội của khu kinh tế;...

- Về môi trường, nâng cao năng lực quản lý về môi trường cho Ban quản lý khu kinh tế; hướng đến nguồn năng lượng tái tạo, phát triển mô hình sử dụng năng lượng hiệu quả, xây dựng chính sách phát triển carbon thấp cho các khu khu kinh tế ven biển gắn với lộ trình đổi mới công nghệ. 
 

Nội dung của luận án xem tại đây.

-------------- 

NEW CONTRIBUTION OF THE DISSERTATION

Title: Sustainable Development of Coastal Economic Zones in Red River Delta Region
Specialization: Economic Management (Allocation of Productive Forces and Economic Region)  Code: 62.34.04.10
Doctoral Candidate: Doan Hai Yen
Academic Supervisors: 1. Assoc.Prof. Dr.Bui Tat Thang    2. Assoc.Prof. Dr.Nguyen Thanh Ha

Academic and theoretical contributions

The dissertation has clarified the concept of economic zones, coastal economic zones; at the same time based on a theoretical framework for sustainable development and criteria of sustainable development, it focused on main points of sustainable development of coastal economic zones through a modern approach from the theories of Allocation of Productive Forces and Economic Region. This dissertation has also clarified the content, the nature of the sustainable development of coastal economic zones; determinants of the sustainable development of coastal economic zones; assessment of sustainable development for coastal economic zones; proposed criteria system for sustainable development of coastal economic zones.

Based on criteria system which have proposed for  assessment of sustainable development of coastal economic zones, the dissertation has been to assess the situation of economic development of Vietnam coastal zones  in general, of coastal economic zones in Red River Delta Region in particular; to pilot assessment of sustainability or unsustainability for economic development of  coastal zones in Red River Delta Region based on proposed criteria; to point  out the strengths, weaknesses, opportunities and challenges, and finally, to provide orientations and solutions for sustainable development of coastal economic zones in Red River Delta Region in upcoming years.

Conclusions and recommendations from the research results 

Based on the evaluation of Vietnam coastal economic zones in general and coastal economic zones in Red River Delta Region, in particular, the dissertation also proposed a management model, development method as well as solutions for sustainable development of coastal economic zones in Red River Delta Region up to 2020 and beyond with the following highlights:

- Institutionally, it is important to build and promulgate Law on Special Economic Zones or special laws for each zone; to apply mechanisms of decentralization, directly assigned to the of Economic Zones Management Board in local areas.

- Economically, it is necessary to develop a process for building and adjusting economic zone’s master plan; to screen and modify plans of economic zones towards ensuring regional linkage in development; to pilot building economic zones via cluster model. - Socially, it is recommended to issues policies on attracting highly skilled workers as well as policies encouraging investment in the social infrastructure of economic zones;...

- Environmentally, it is vital to improving environmental management for Economic Zones Management Board; to develop economic zones towards renewable energy sources, to develop effective models in using energy; building low carbon development policy for coastal economic zones associated with technological innovation roadmap.