Nghiên cứu sinh Dương Thị Hồng Vân bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h ngày 06/12/2014 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Dương Thị Hồng Vân, chuyên ngành Tài chính - ngân hàng, với đề tài "Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam".
Thứ bảy, ngày 06/12/2014


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

Đề tài luận án: Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số: 62.34.02.01
Nghiên cứu sinh: Dương Thị Hồng Vân  
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Nguyễn Đình Thọ 2. PGS.TS Nguyễn Hữu Tài
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
Các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam chủ yếu đánh giá tác động của các yếu tố tới cơ cấu vốn (CCV) của các doanh nghiệp đã được xác định bởi các lý thuyết tài chính. Luận án bổ sung thêm các yếu tố đặc thù của DNNY Việt Nam như tỷ lệ sở hữu Nhà nước, sự khác biệt về tiêu chuẩn niêm yết giữa hai Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK), sự khác biệt về CCV của các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau và giữa các thời kỳ khác nhau. Luận án còn là công trình nghiên cứu đầu tiên đánh giá tác động của các yếu tố về quản lý, bao gồm chiến lược quản lý, tâm lý, nguồn nhân lực, mạng lưới quan hệ, tới CCV của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
 
Luận án chỉ ra rằng so với các nước trên thế giới, các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) Việt Nam hiện đang có hệ số nợ vay cao, vốn vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn vay, trong đó chủ yếu là vốn vay từ ngân hàng. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy:
 
(1) Tác động của một số yếu tố đến CCV của DNNY Việt Nam cũng tuân theo những qui tắc như các lý thuyết về CCV, tuy nhiên, khả năng giải thích của các lý thuyết tại Việt Nam còn hạn chế. Lý thuyết đánh đổi không thể giải thích cho CCV của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, Lý thuyết trật tự phân hạng có thể giải thích được một phần cho chính sách CCV.
 
(2) Yếu tố sở hữu nhà nước không tác động đến CCV, các doanh nghiệp Nhà nước sở hữu chi phối không có nhiều lợi thế hơn các doanh nghiệp khác khi huy động vốn vay.
 
(3) Các DNNY trên SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh có khả năng huy động nguồn vốn chủ sở hữu tốt hơn, tuy nhiên, khả năng vay nợ không tốt hơn so với các DNNY trên SGDCK Hà Nội.
 
(4) Các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất có hệ số nợ vay ngắn hạn cao hơn nhưng lại có hệ số nợ vay dài hạn thấp hơn so với các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành phi sản xuất.
 
(5) Các doanh nghiệp có xu hướng điều chỉnh lại CCV theo hướng giảm nợ vay dài hạn sau thời kỳ khủng hoảng tài chính.
 
(6) Chính sách CCV còn phụ thuộc vào các yếu tố quản lý như mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp, mức ngại rủi ro của nhà quản lý, kinh nghiệm của nhà quản lý và đặc biệt là mạng lưới quan hệ giữa doanh nghiệp và các NHTM, giữa doanh nghiệp với các đối tác kinh doanh.
 
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
Luận án cho rằng để hoàn thiện cơ cấu vốn, các DNNY cần thực hiện các giải pháp sau: (1) xây dựng mô hình hoạch định CCV căn cứ vào đặc điểm riêng của doanh nghiệp; (2) thành lập bộ phận chuyên trách quản trị nguồn vốn; (3) áp dụng các hình thức huy động vốn mới, sử dụng các công cụ tài chính mới; (4) chú trọng xây dựng mạng lưới quan hệ tín dụng vững chắc. Để tạo điều kiện cho các DNNY hoàn thiện CCV, luận án đề xuất một số kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan chức năng, bao gồm: (i) sửa đổi, bổ sung các vấn đề điểu chỉnh hoạt động của hoạt động phát hành chứng khoán trong Luật Doanh nghiệp, trong đó đặc biệt lưu ý các quy định để bảo đảm quyền lợi, mở rộng quyền của cổ đông thiểu số; sớm sửa đổi Luật Chứng khoán, ban hành các văn bản hướng dẫn nhằm tạo điều kiện cho các DNNY phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá; (ii) nâng cấp mạnh tiêu chuẩn niêm yết để nâng cao chất lượng hàng hóa cho thị trường chứng khoán; (iii) sắp xếp tổ chức lại các sàn giao dịch chứng khoán theo hướng hợp nhất hai SGDCK (iv) phát triển hệ thống xếp hạng tín nhiệm và xây dựng các chương trình bảo lãnh tín dụng; (v) tiếp tục thoái vốn tại các doanh nghiệp mà không cần thiết phải giữ vai trò kiểm soát, tách biệt giữa chức năng sở hữu và chức năng quản lý tại DNNN.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
-----------------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS 
 
Thesis Topic: A study of the factors affecting the capital structure of the companies listed on Vietnam stock market  
Specialization: Finance and Banking
Code: 62.34.02.01
PhD Candidate: Duong Thi Hong Van
Supervisors: 1. Assoc Prof. Dr. Nguyen Dinh Tho 2. Assoc Prof. Dr. Nguyen Huu Tai
 
New contribution from the theoritical perspective 
 
Previous studies in Vietnam mostly analyze the impact of the factors specified by the traditional finance theories on the firm’s capital structure. This thesis supplements the current literature by further investigating the impact of the typical factors of Vietnam listed companies, such as the state ownership, the difference in listing standards between the two stock exchanges. The study also analyzes the difference in capital structure of firms across different industry, the trend of capital structure choice over the years. The thesis is the first study to evaluate the impact of managerial factors, including managment strategy, psychology, relationship network on the firm’s capital structure in Vietnam.
 
The thesis shows that, the listed companies in Vietnam currently have high debt ratio compared to that in other countries. Short-term borrowings, of which most are from the banks, account for a large part in total borrowings. Results from the empirical study indicate the following main findings:
 
(1) The capital structure choice of Vietnamese listed companies also follows the principle of the capital strucutre theory, though the explanability of the theory for Vietnamese market is still limited. The trade-off theory can’t explain for the firm’s capital structure. The pecking-order theory, however, can partly explain for capital structure policy.
 
(2) State ownership does not affect the capital structure, companies that the government has controlling power don’t have advantage over others in raising debt.
 
(3) Companies listed on HoChiMinh Stock Exchange have better ability to raise owner equities, however their ability to raise debt is not as good as the companies listed on Hanoi Stock Exchange.
 
(4) Companies in manufactoring sectors have higher short-term debt ratios, though lower long-term debt ratios compared to the non-manufactoring companies.
 
(5) Companies tend to adjust their capital structure to reduce long-term debt since the financial crisis.
 
(6) The capital structure policy is also affected by the management factors, including the firm’s profit maximization target, the risk aversion of the managers, the management experience and, especially, the relatioship network with commercial banks and other companies.
 
New contribution from the practical perspective
 
This thesis contends that in order to improve the capital structure, the listed companies should: (1) build a framework for capital structure decision making based on specific characteristics of the company; (2) establish a division to specialize in capital structure management, (3) apply new fund raising forms, using new financial instruments; (4) emphasize on constructing a solid credit relationship network. To create a farourable condition for listed companies in implementing their capital structure policy, the thesis proposes some recommendations to the government and regulatory bodies as follows: (i) modifying and amending the articles that regulate the securities issuance in Corporate Law, focusing on the assurance and improvement of minority shareholder’s right, quickly reforming the Securities Law to allow listed companies to issue shares under the par value and issuing legal documents guiding under par value share issuance; (ii) strongly upgrading the listing standard to improve the quality of securities listed on the stock exchanges; (iii) reorganizing the operation of the trading floors by consolidating the two stock exchanges; (iv) developing the credit rating system and building the credit guarantee programme; (v) keeping reduce the state holding in companies that the government does not necessarity to control, seperating the ownership and management functions in state owned companies.