Nghiên cứu sinh Đường Thị Thanh Hải bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 22/07/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đường Thị Thanh Hải, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài "Tác động của cấu trúc tài chính tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại".
Thứ hai, ngày 22/07/2019

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của cấu trúc tài chính tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại.
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Nghiên cứu sinh: Đường Thị Thanh Hải
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Đức Lữ, TS. Hoàng Việt Trung
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
(1)Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực phi tài chính, khi nghiên cứu về cấu trúc tài chính các tác giả thường nghiên cứu cấu trúc vốn bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản nợ: các biến đại diện cho cấu trúc tài chính thường bao gồm hệ số nợ (ngắn hạn, dài hạn), đòn bầy tài chính, hay tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Với đặc thù cấu trúc vốn của ngành ngân hàng (không phân chia các khoản nợ phải trả theo thời hạn thanh toán) nên không thể nghiên cứu tách bạch hệ số nợ ngắn hạn và dài hạn. Mặt khác, các nghiên cứu đều chưa hề đề cập đến mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại trong mối quan hệ với tài sản, đặc biệt là với phần tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng mà cho vay chính là hoạt động cơ bản và đem lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Vì vậy, đây là nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu về tác động của cấu trúc tài chính tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
 
(2)Trong luận án này ngoài các biến như tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nợ tác giả đã đưa thêm biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng dư nợ cho vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng các khoản tiền gửi vào nghiên cứu của mình.
 
(3)Tác động tích cực của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh là vấn đề được biết đến rộng rãi trong hầu hết các nghiên cứu cho các doanh nghiệp kể cả lĩnh vực tài chính và phi tài chính và được giải thích bằng các lý thuyết M&M và lý thuyết đánh đổi, nhưng với nghiên cứu này thì các lý thuyết trên không giải thích được các kết quả thực nghiệm, nghiên cứu này dựa trên những luận giải của khung lý thuyết trật tự phân hạng giải thích tác động tiêu cực của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động áp dụng cho trường hợp các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, đây chính là điểm khác biệt so với các nghiên cứu theo cách tiếp cận của lý thuyết đánh đổi và M&M.
 
Những phát hiện rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
(1)Cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam có tỷ lệ nợ rất cao so với các nhóm ngành khác của nền kinh tế. (2)Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính đều có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, điểm đặc biệt của nghiên cứu ở đây là phát hiện tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng dư nợ cho vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tiền gửi của khách hàng có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam: điều này nói lên mức độ cẩn thận của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc cho vay và việc đảm bảo an toàn cho các khoản tiền gửi của khách hàng bằng vốn chủ sở hữu.(3) Các nhân tố tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động như tỷ lệ chi phí trên thu nhập hay tổng tiền gửi của khách.(4)Nhân tố tốc độ tăng trưởng tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động.
 
Những đề xuất mới mang tính ứng dụng rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
(1)Đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam: nên tăng quy mô vốn chủ sở hữu nhằm giảm tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn, sáp nhập một số ngân hàng có quy mô vốn nhỏ hiệu quả hoạt động chưa tốt và các ngân hàng hoạt động tốt có tiềm lực tài chính để tăng quy mô cho các ngân hàng này.
 
(2)Xây dựng một cấu trúc tài chính hợp lý phù hợp với đặc thù từng nhóm ngân hàng: nhóm ngân hàng có quy mô nhỏ hiệu quả kém, nhóm ngân hàng ở mức trung và nhóm ngân hàng quy mô lớn hiệu quả hoạt động tốt. (3)Đối với chính phủ và ngân hàng nhà nước: xây dựng một môi trường thuận lợi cho sự phát triển an toàn và bền vững của các ngân hàng thương mại Việt Nam, đưa ra lộ trình cụ thể để yêu cầu các ngân hàng thương mại đảm bảo hệ số an toàn vốn theo chuẩn Basel II, hỗ trợ thủ tục sáp nhập và hợp nhất giữa các ngân hàng.
 
 
 Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis topic: The impact of financial structure on the performance of commercial banks
Major: Finance – Banking
Ph.D. student: Duong Thi Thanh Hai
Supervisor: Assoc. Prof., Ph.D. Le Duc Lu, Ph.D. Hoang Viet Trung
Training center: National Economics University 
 
New contributions in term of academic and theory 
 
(1) For businesses in non-financial sector, when researching financial structure, the authors usually study the capital structure including equity and debts: represented variables of the financial structure normally includes debt ratio (short-term and long- term), financial leverage, or equity ratio. With characteristics of the capital structure of banking industry (without dividing the debts payable by the payment term), it is impossible to separate the short-term and long-term debt ratios. On the other hand, the studies have never mentioned the relationship between the financial structure of commercial banks and assets, especially of the total outstanding loans of the banks that lending is the basic operation and generates main revenue for the commercial banks. Therefore, this is the first study about the impact of financial structure on the performance of commercial banks in Vietnam.
 
(2) In this thesis, besides some variables of equity ratio, the ratio of equity to debt, the author has added the ratio of equity to loan outstandings balance and the ratio of capital to total deposits.
 
(3) The positive impact of financial leverage on business performance is a well-known issue in most studies for businesses including the financial and non-financial sectors that are explained by M&M and trade-off theory; however, in this research, these theories do not explain the experimental results, the research is based on the explanations of the classification order theory that explains the negative impact of financial leverage on the performance of the commercial banks in Vietnam, which is different from the studies by the trade-off and M&M theory.
 
Findings from the research results 
 
(1) The financial structure of Vietnamese commercial banks has very high debt ratio compared to other sectors of the economy.
 
(2) The indicators reflecting the financial structure all have a positive impact on the performance of the commercial banks, a special feature of this study is the detection of ratio of the equity to outstanding loans balance and ratio of equity to total deposits that have a positive impact on the performance of Vietnamese commercial banks. This shows that how cautious in lending Vietnamese commercial banks is and customer deposits are secured by equity.
 
(3) Factors affect reversely the performance such as cost-to-income ratio or total customer deposits.
 
(4) Factors of growth rate have directly proportionally effect on the performance.   
 
New applicable proposals come from the research results
 
(1) For Vietnamese commercial banks: to raise the size of equity in order to reduce debt ratio in total capital, merge some small banks with poor performance with good banks having financial potential to increase the scale.
 
(2) To construct a suitable capital structure to the characteristics of each banking group: group of small scale and poor performance, middle-scale group and large-scale group with good performance.
 
(3) For the government and SBV: building a favorable environment for safe and sustainable development of Vietnamese commercial banks, giving out a specific roadmap to require the commercial banks to ensure capital adequacy ratios according to Basel II, supporting merger and acquisitions procedures amongst the banks.