Nghiên cứu sinh Dương Văn Bảy bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 20/07/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Dương Văn Bảy, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Viện QTKD), với đề tài "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của các doanh nghiệp vào quản lý chuỗi cung ứng xanh".
Thứ tư, ngày 19/06/2019


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của các doanh nghiệp vào quản lý chuỗi cung ứng xanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Viện QTKD)
Nghiên cứu sinh: Dương Văn Bảy
Người hướng dẫn: GS.TS. Trần Thọ Đạt, PGS.TS. Nguyễn Thành Hiếu
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
-Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt với các nghiên cứu trước đây về hình mẫu tác động giữa các nhân tố ảnh hưởng và hoạt động quản lý chuỗi cung ứng xanh. Theo đó, kết quả nghiên cứu đã xác định có tám nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của DN vào quản lý chuỗi cung ứng xanh, bao gồm bốn nhân tố bên ngoài và bốn nhân tố nội tại DN. Trong đó, có hai nhân tố nội tại của DN có tác động tích cực và toàn diện đến sự tham gia của DN vào quản lý chuỗi cung ứng xanh và ba nhân tố có tác động nghịch biến đến hoạt động xanh này, đó là, trách nhiệm xã hội, áp lực cạnh tranh và mục tiêu hiệu quả môi trường. 
 
-Thứ hai, kết quả nghiên cứu cho thấy quản lý chuỗi cung ứng xanh sẽ mang lại lợi ích dài hạn cho DN mặc dù nó làm tăng vốn đầu tư ban đầu, tăng phí vận hành và tăng chi phí mua nguyên vật liệu thân thiện với môi trường nhưng là một biện pháp thúc đẩy DN thay đổi công nghệ, thay đổi chất lượng sản phẩm, thay đổi quy trình sản xuất và vận hành. Từ đó mang đến hình ảnh DN thân thiện với môi trường với khách hàng, dần dần tăng thị phần cho DN trong dài hạn. Kết quả này góp phần củng cố thêm ý nghĩa của lý thuyết về quản lý chuỗi cung ứng xanh khi cho rằng động lực chiến lược hướng đến hiệu quả chi phí và hiệu quả đầu tư là hai nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến sự tham gia của DN vào quản lý chuỗi cung ứng xanh thông qua cả ba hoạt động gồm hoạt động quản lý môi trường, phục hồi đầu tư và giao vận ngược. Kết quả nghiên cứu này khác với các kết quả nghiên cứu trước đây khi cho rằng các quy định môi trường và các bên liên quan mới là các nhân tố chính thúc đẩy DN thực hiện tổng thể hoạt động quản lý chuỗi cung ứng xanh (Zhu và cộng sự, 2012; Zhu và Sarkis, 2006; Hall, 2000).
 
-Thứ ba, kết quả nghiên cứu cho thấy có ba mối quan hệ nghịch biến đối với hoạt động giao vận ngược trong quản lý chuỗi cung ứng xanh, đó là, trách nhiệm xã hội, áp lực cạnh tranh và động lực chiến lược hướng tới hiệu quả môi trường. Theo đó, các DN có ý thức trách nhiệm xã hội cao nhưng chưa đầy đủ và thiếu sự ràng buộc về pháp lý nên các DN chỉ tập trung thực hiện các hoạt động mang lại lợi ích trước mắt để cạnh tranh mà ít tính đến các tác động lâu dài đối với môi trường. Đây là một minh chứng về sự cần thiết phải có sự tham gia của chính phủ trong các hoạt động xanh nhằm thúc đẩy DN áp dụng các sáng kiến xanh một cách tự nguyện. Trách nhiệm lớn nhất của DN là lợi nhuận. DN phải làm sao có chi phí thấp, doanh số cao, tối đa hóa lợi nhuận để có thể tồn tại và tăng trưởng. Tuy nhiên, trách nhiệm xã hội là một phần không tách rời khỏi chiến lược phát triển bền vững của DN. Phát hiện này đã củng cố thêm ý nghĩa của lý thuyết thể chế về vai trò của chính phủ trong quản lý và điều phối các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng để tạo động lực cho DN thực hiện quản lý chuỗi cung ứng xanh, từ đó làm thay đổi nhận thức và hành vi của DN. 
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
-Thứ nhất, bản chất lợi thế cạnh tranh khi tham gia quản lý chuỗi cung ứng xanh là làm cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả, là lợi thế cạnh tranh về chi phí cho nên DN cần tham gia tích cực vào quản lý chuỗi cung ứng xanh vì việc tham gia mang lại lợi ích to lớn cho DN thông qua cắt giảm chi phí, tăng cường lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay.
 
-Thứ hai, Chính phủ cần nội hóa lan tỏa các tác động môi trường tiêu cực thông qua các quy định về môi trường và áp dụng phí xả thải ra môi trường để DN đưa vào hàm chi phí và hàm lợi ích khi ra các quyết định chiến lược liên quan đến quản lý chuỗi cung ứng xanh. Khi đó lợi ích DN và lợi ích xã hội sẽ được hài hòa và tối ưu. Tuy nhiên chi phí giám sát của các quy định và phí môi trường cần được cân nhắc thận trọng khi đưa ra các quy định.
 
-Thứ ba, trách nhiệm xã hội, áp lực cạnh tranh hiện tại không liên quan trực tiếp đến việc tham gia quản lý chuỗi cung ứng xanh cho nên vai trò của xã hội là rất hạn chế. Vì vậy cần phát huy tổng hợp sự tham gia của các bên liên quan như xã hội và cộng đồng và giám sát hành vi về môi trường của DN, các cơ quan truyền thông phản ánh tiếng nói của xã hội và cộng đồng, các cơ quan chức năng phản ứng mau lẹ với tiếng nói của công luận sẽ góp phần điều chỉnh hành vi môi trường của DN.  
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION
 
Topic: A study on factors affecting businesses participation in green supply chain management  
Major: Business administration (Business School)
PHD student: Duong Van Bay
Supervisors: Prof. Dr. Tran Tho Dat, Asso. Prof. Dr. Nguyen Thanh Hieu
Training institution: National Economics University 
 
New academic contributions
 
-Firstly, the research results showed that there was a difference in comparison with previous studies on the patterns of influences between the influencing factors and green supply chain management. Accordingly, the research results identified eight factors affecting the businesses’ participation in green supply chain management, including four external factors and four internal factors. In particular, there were two internal factors of businesses that had positive and comprehensive impact on the businesses’ participation in green supply chain management and three factors that had a negative impact on this green activity, those are, corporate social responsibility, competitive pressure and environmental performance motivation.
 
-Secondly, the research results showed that green supply chain management would bring long-term benefits to businesses even though it increased initial investment capital, increased operating costs and increased the cost of purchasing environment friendly materials but a measure to promote businesses to change technology, change product quality, change production and operation processes. Thereby bringing the image of businesses with environment-friendly with customers, gradually increasing market share for businesses in the long-run term. This result contributes to reinforcing the meaning of green supply chain management theory when it’s proved that cost and investment performance oriented strategic motivations are two main internal factors directly affect the businesses’ participation in green supply chain management through all three practices including environmental management, investment recovery and reverse logistics. In contrast to the previous research results, it is argued that environmental regulations and stakeholders are the main factors that motivate businesses to implement overall green supply chain management (Zhu et al., 2012). ; Zhu and Sarkis, 2006; Hall, 2000).
 
-Thirdly, the research results showed that there were three inverse relations with reverse logistics practice in green supply chain management, that is, corporate social responsibility, competitive pressure and environmental performance oriented strategic motivation. Accordingly, businesses with a high sense of social responsibility but inadequate and lack of legal constraints focusd on implementing activities that bring immediate benefits to compete but less to consider long-term impact on the environment. This is a demonstration of the need for government involvement in green activities to promote businesses to adopt green initiatives voluntarily. The biggest responsibility of businesses is profit. Businesses have to do with low cost, high sales, maximize profits to survive and grow. However, social responsibility is an integral part of the sustainable development strategy of businesses. This finding reinforces the meaning of institutional theory about the role of government in managing and coordinating supply chain relationships to motivate businesses to adopt green supply chain management, thus changing the perception and behavior of businesses.
 
New findings and proposals drawn from the dissertation
 
-Firstly, the nature of competitive advantages when participating in green supply chain management is to cut costs, increase efficiency, and be a competitive advantage in terms of costs so businesses need to actively participate in green supply chain management because the participation brings great benefits to businesses through cost cutting, enhancing competitive advantage in the context of fierce competition today.
 
-Secondly, the government needs to internalize spillover the negative environmental impacts through environmental regulations and applying the fee to the environment discharge so that businesses can include cost-benefit functions when making decisions on strategic planning regarding green supply chain management. Then, businesses’ benefits and social benefits will be harmonized and optimal. However, monitoring costs of regulations and environmental fees need to be considered carefully when making regulations.
 
-Thirdly, corporate social responsibility, competitive pressure at present is not directly related to the businesses’ participation in green supply chain management so the role of society is very limited. Therefore, it is necessary to promote the participation of stakeholders such as society and community and monitor environmental behavior of businesses, media agencies reflect the voices of society and community, regulatory agencies, who quickly respond to the voice of the public, will contribute to adjusting the environmental behavior of businesses.