Nghiên cứu sinh Hà Thị Thu bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 28/08/2014 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Hà Thị Thu, chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, với đề tài "Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam: nghiên cứu tại vùng Duyên hải Miền Trung".
Thứ năm, ngày 28/08/2014

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam: nghiên cứu tại vùng Duyên hải Miền Trung.
Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp                    
Mã số: 62620115
Nghiên cứu sinh: Hà Thị Thu        
Người hướng dẫn: 1. GS.TS Hoàng Ngọc Việt      2. PGS.TS Vũ Thị Minh

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1993, nhưng thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này vẫn luôn là vấn đề có tính thời sự. Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu khoa học, các bài báo liên quan đến thu hút và sử dụng ODA vào nông nghiệp và phát triển nông thôn,

Nghiên cứu đã làm rõ cơ sở lý luận của nguồn vốn ODA đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn, cụ thể : (i) Đánh giá tác động của ODA; (ii) xác định quy trình thu hút và sử dụng ODA ; (iii) Tiêu chí đánh giá thu hút và sử dụng ODA  và (iv)  các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến thu hút và sử dụng ODA. Qua đó khẳng định, ODA tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông thôn trong thời kỳ mới.

Luận án đã phân tích thực trạng thu hút và sử dụng ODA tại vùng Duyên hải Miền Trung, đã rút ra những kết quả và những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này, cụ thể là:

(1) Chưa có một định hướng tổng thể về thu hút và sử dụng ODA vào phát triển nông nghiệp, nông thôn. Do vậy, dẫn đến (i) vốn ODA vào 5 lĩnh vực (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn) qua các năm thiếu ổn định, không theo một định hướng xác định mà biến đổi rất thất thường; và (ii) chưa chú trọng đầy đủ đến yếu tố vùng trong đầu tư ODA. Để khắc phục, Bộ Nông nghiệp và PTNT và các tỉnh trong Vùng sớm đề xuất Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể về thu hút và sử dụng ODA cho giai đoạn 2013-2020.

(2) Thực trạng thành lập Ban quản lý dự án ODA không chuyên và sử dụng các cán bộ kiêm nhiệm, do vậy dẫn đến hậu quả là Chậm tiến độ dự án và lãnh phí chi phí quản lý. Nghiên cứu đề xuất thành lập Ban quản lý dự án chuyên nghiệp và tăng cường đào tạo cán bộ có chuyên môn quản lý dự án.

(3) Bố trí vốn đối ứng không kịp thời làm ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ giải ngân và thực hiện dự án, giảm uy tín trong thu hút ODA đối với các nhà tài trợ. Để khắc phục, Nhà nước cần thành lập quỹ vốn đối ứng để bố trí đầy đủ và kịp thời vốn cho các dự án ODA.

(4) Khung thể chế về quản lý và sử dụng ODA của Chính phủ Việt Nam chưa hài hòa với các quy định quản lý nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ, dẫn đến giảm cam kết tài trợ của các Nhà tài trợ và ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Vì vậy, cần phải hoàn thiện khung văn bản pháp lý liên quan đến ODA và tổ chức các hội nghị thường niên với các Nhà tài trợ.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Luận án cho rằng, để thu hút và sử dụng ODA vào nông nghiệp và phát triển nông thôn có hiệu quả trong thời kỳ tới, đòi hỏi Nhà nước, cộng đồng các Nhà tài trợ và đối tượng thụ hưởng ODA cần phải có những thay đổi, cụ thể:

(1) Nhà nước và địa phương cần sớm phê duyệt đề án thu hút và sử dụng ODA cho nông nghiệp và PNNT đến năm 2020;
(2) Cần áp dụng mô hình Ban quản lý ODA chuyên nghiệp;
(3) Thành lập Quỹ vốn đối ứng trực thuộc Bộ Tài chính để chủ động bố trí và cung cấp đủ vốn và kịp thời cho các dự án ODA;
(4) Hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến ODA, tiến tới hài hòa hóa thủ tục đối với các Nhà tài trợ và
(5) Nhận thức đúng bản chất của ODA là nguồn vốn “cho vay” không phải “cho không” và đề ra các biện pháp phòng chống tham nhũng có hiệu quả.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW FINDINGS OF THE THESIS

Thesis title: Facilitate the use of ODA in Viet Nam’s agriculture and rural development. Research in the Central Coastal Region
Major: Agricultural economy                    
Code: 62620115
Research student: Ha Thi Thu        
Lecturer: 1. Prof. Dr. Hoang Ngoc Viet      2. Ass. Prof. Dr. Vu Thi Minh

New findings in terms of theory

Official Development Assistance (ODA) has existed in Viet Nam since 1993; however, the facilitation of using this fund effectively is still a controversial issue. Based on the review on scientific works, articles relating to the facilitation the use of ODA in agriculture and rural development in Viet Nam, the thesis has addressed the rationale of the ODA use as below : (i) Evaluation of ODA’s impacts ; (ii) Determination of the process on facilitating the use of ODA ; (iii) Criteria on the facilitation and use of ODA. This affirms that ODA still plays an important role in the process of re-structuring agriculture and rural development in the future.

The thesis has analyzed the status on the facilitation and use of ODA in the Central Costal Region which emphasizes its achievements, outstanding, shortcomings and causes and proposes solutions to enhance the facilitation and use of these funds.  Details are as follows:

(1) No comprehensive orientation to facilitate and use ODA in agriculture and rural development is provided. Therefore, it is the cause of (i) ODA in 5 fields (Agriculture, forestry, aquatic products, water resources and rural development) in recent years is unstable, not well-controlled and changeable; and (ii) regional factors are is not yet paid due attention. To solve this problem, MARD and regional provinces should promptly submit the Master plan on ODA facilitation and use for the period 2013-2020 for approval.

(2) Unprofessional ODA Project Management Unit (PMU) and seconded-staff. Accordingly, the consequence is slow project progress and increase of management cost. Professional ODA PMU should be established and more trainings for staff on project management should be provided.

(3) Unpunctual Counterpart Fund allocation affects disbursement progress and project implementation directly which makes the creditability of donors decrease. To overcome this difficulty, the Government should establish a Counterpart Fund to provide ODA projects with fundings in a timely and adequately manner.

(4) The Viet Nam Government’s institution on ODA management and use does not comply with donors’ standards. This leads to the reduction of donors’ Grants and impacts on project implementation. Consequently, it is necessary to organize annual meetings with donors and complete legal documents in a relation to ODA.

New suggestions drawn from the thesis

It is recommended that the Government, local communities, donors and beneficiaries of ODA should have the following changes to facilitate the use of ODA in agriculture and rural development effectively in the future:

(1) The Government and localities should promptly approve the master plan on agriculture and rural development with a vision to 2020;
(2) It is necessary to apply a professional ODA PMU model;
(3) A Counterpart Fund should be set up under Ministry of Finance to actively arrange and allocate funding in a timely and adequately manner to ODA projects;
(4) ODA-related legal documents should be completed in accordance with donors’ standards and
(5) It is required to acknowledge that ODA is a “lending” funding, not “ a gift” and measures on effective prevention of corruption are developed.