Nghiên cứu sinh Hồ Hoàng Lan bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 17/06/2019 tại P502 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Hồ Hoàng Lan, chuyên ngành Kinh tế học, với đề tài "Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN+3 và những gợi ý chính sách cho Việt Nam"
Thứ sáu, ngày 17/05/2019

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN+3 và những gợi ý chính sách cho Việt Nam.
Chuyên ngành: Kinh tế học
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật/phương pháp 
 
Đóng góp quan trọng đầu tiên của luận án là đo lường phát triển tài chính của các nước ASEAN+3 sử dụng Chỉ số phát triển tài chính tổng hợp (Financial Development Index-FDI). FDI từng quốc gia được tính bằng ba phương pháp khác nhau: phương pháp trọng số bình quân, phương pháp phân tích thành phần chính và phương pháp bao dữ liệu - cách tiếp cận mới trong đo lường phát triển tài chính. Chỉ số tổng hợp này bao gồm 12 chỉ số thành phần, phản ánh tương đối đầy đủ các đặc tính của hệ thống tài chính, từ đó giúp đánh giá được toàn diện hơn mức độ phát triển tài chính của các quốc gia qua 3 khía cạnh: độ sâu tài chính, hiệu quả và độ ổn định. Do đó, sử dụng FDI trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế có thể giúp đưa ra những kết luận chính xác hơn do biến phát triển tài chính được đo lường tốt hơn.
 
Luận án có đóng góp về mặt phương pháp với việc sử dụng FDI là đại diện cho biến phát triển tài chính trong mô hình số liệu mảng động kiểm nghiệm tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế. Việc sử dụng FDI trong mô hình định lượng có xử lý vấn đề nội sinh gây ra bởi biến phát triển tài chính đã cung cấp thêm một cơ sở thực nghiệm cho các nghiên cứu đi sau. 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
Kết quả nghiên cứu khẳng định phát triển tài chính góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN+3. Đồng thời, luận án cũng ủng hộ giả thuyết “quá nhiều tài chính”, tức là phát triển tài chính quá mạnh/nóng ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia này.
 
Các kết luận từ nghiên cứu của luận án giúp đưa ra những gợi ý chính sách thiết thực cho Việt Nam: (i) Muốn thúc đẩy tăng trưởng, Việt Nam cần tập trung phát triển khu vực tài chính, lấy đó làm động lực kích thích tăng trưởng, nhưng vẫn cần kiểm soát để khu vực này không phát triển quá nóng; (ii) Ở cả 3 phương pháp đo lường sự phát triển tài chính, Việt Nam đều đứng vị trí thứ 8, trên Indonesia. Theo kết quả phân tích từ phương pháp bao dữ liệu, Malaysia và Hàn Quốc là hai quốc gia “lấn át” gần nhất đối với Việt Nam lần lượt ở khía cạnh định chế tài chính và thị trường tài chính, do đó, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm chính sách của hai nước này trong việc phát triển trung gian và định chế tài chính cũng như thị trường tài chính; (iii) để giảm khoảng cách phát triển tài chính với các nước tốp trên, Việt Nam cần chú trọng đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của các trung gian và định chế tài chính và thị trường tài chính, chú trọng tín dụng cho khu vực tư nhân, tăng cường hợp tác với các nước ASEAN trên các khía cạnh quản trị và giám sát hệ thống tài chính-ngân hàng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
 
Luận án còn có một số hạn chế có thể khắc phục được ở các nghiên cứu trong tương lai như bổ sung yếu tố mức độ tiếp cận tài chính và các yếu tố mang tính thể chế tác động đến hệ thống tài chính của một nước vào chỉ số tổng hợp; lựa chọn biến công cụ khác có thể đại diện tốt hơn; phân tích thêm về ngưỡng phát triển tài chính đối với các nước ASEAN+3 nói chung và Việt Nam nói riêng để đưa ra những gợi ý chính sách trong việc hạn chế phát triển tài chính quá mức.
 
 
 Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
THESIS CONTRIBUTIONS
 
Research title: The relationship between financial development & economic growth in ASEAN+3 countries and implications for Vietnam.
Major: Economics
Institution: National Economics University 
Contributions to theories/methodology 
 
The first important contribution of the thesis is to measure financial development of ASEAN + 3 countries using Financial Development Index (FDI). FDI in each country is calculated by three different methods: equal weighted average method, Principle Component Analysis and Data Envelopment Analysis (DEA) - a new approach in measuring financial development of ASEAN+3 countries. This composite index consists of 12 single indicators, reflecting relatively full characteristics of the financial system, thereby helping to more comprehensively assess the level of financial development of countries across three aspects: financial depth, efficiency and stability. Therefore, the use of FDI in the study of the relationship between financial development and economic growth can help draw more accurate conclusions thanks to better measured financial development.
 
The thesis contributes methodically with the use of FDI to represent financial development in the dynamic regression model to test the impact of financial development on economic growth. The use of FDI in quantitative models that deal with endogenous problems caused by financial development variables has provided an additional empirical basis for later studies. 
 
New empirical findings 
 
The research results confirm financial development to positively contribute to economic growth in ASEAN + 3 countries. At the same time, the thesis also supports the hypothesis "too much finance", that is, too strong/hot financial development negatively affects economic growth in these countries.
 
The conclusions from the research help to provide practical policy suggestions for Vietnam: (i) to promote growth, Vietnam needs to focus on developing the financial sector, taking it as a driving force, but still needs control so that the area does not grow too hot; (ii) in all three methods of measuring financial development, Vietnam ranked 8th, above Indonesia. According to the results from DEA, Malaysia and South Korea are the two most "dominant" countries for Vietnam in turn in terms of financial institutions and financial markets, so Vietnam can learn from the two countries policy experiences in developing intermediaries and financial institutions as well as financial markets; (iii) to reduce the gap with the top countries, Vietnam should focus on enhancing efficiency aspect of intermediaries and financial institutions and financial markets, focusing more on credit to private sector, strengthening cooperation with ASEAN countries in terms of governance and supervision of the banking & finance system in accordance with international standards and practices.
 
The thesis has some limitations that can be overcome in future studies such as adding indicators reflecting financial access and institutional factors into the index; selecting more representative instrument variables; further analysis of the financial development threshold for ASEAN + 3 countries in general and Vietnam in particular to provide policy implications in limiting excessive financial development.