Nghiên cứu sinh Hồ Thị Diệu Ánh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 16/10/2015 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Hồ Thị Diệu Ánh, chuyên ngành Quản trị nhân lực (Kinh tế lao động), với đề tài "Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An".
Thứ ba, ngày 15/09/2015

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

 
Đề tài luận án: Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực (Kinh tế lao động) Mã số: 62.34.04.04
Nghiên cứu sinh: Hồ Thị Diệu Ánh
Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Xuân Cầu  
 
Những đóng góp mới về lý luận và phương pháp
 
(1) Luận án xây dựng mô hình các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tự tạo việc làm của lao động nông thôn theo ba cấp độ khác nhau (cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng). Cách tiếp cận này có thể xem xét đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của lao động nông thôn như: tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, vốn tài chính của bản thân, sức khỏe, được đào tạo nghề (yếu tố thuộc về cá nhân); vốn hộ gia đình, nhà xưởng và đất đai của gia đình, ảnh hưởng những người xung quanh, mối quan hệ của gia đình với cộng đồng (yếu tố thuộc về hộ gia đình); ảnh hưởng các tổ chức đoàn thể, hỗ trợ vốn cộng đồng, chính sách của địa phương, khả năng chia sẽ thông tin (yếu tố thuộc về cộng đồng).
 
(2) Luận án đo lường xác suất tự tạo việc làm phi nông nghiệp so với không tự tạo việc làm phi nông nghiệp khi có sự tác động của các nhóm yếu tố bằng mô hình Binary logictics. Từ đó luận án xác định mức độ tác động của các yếu tố đến khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp.
 
(3) Luận án chỉ ra rằng lao động nông thôn chỉ dựa vào vốn tài chính của bản thân để tự tạo việc làm phi nông nghiệp thì khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp thấp hơn nhiều những lao động nông thôn có sử dụng kết hợp nhiều nguồn vốn khác nhau. Việc lao động nông thôn tiếp cận đa dạng các nguồn vốn tác động mạnh mẽ đến khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp
 
(4) Luận án chứng minh rằng sự hỗ trợ của hàng xóm, bạn bè và họ hàng có tác động lớn đến khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn. Đồng thời khả năng chia sẻ thông tin cũng làm thay đổi khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn. 
 
Những đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
1) Yếu tố thuộc về cá nhân sẽ góp phần làm thay đổi tư duy tự tạo việc làm của lao động nông thôn. Tác động của các yếu tố thuộc về cá nhân (trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, sức khỏe...) sẽ làm thay đổi khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
 
2) Nâng cao vai trò hộ gia đình, mối quan hệ cộng đồng và dòng họ sẽ góp phần làm thúc đẩy tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
 
3) Phát huy các yếu tố cộng đồng bao gồm đổi mới cơ chế chính sách, đa dạng hóa các dịch vụ tài chính, nâng cao khả năng chia sẻ thông tin từ các tổ chức đoàn thể địa phương sẽ tác động mạnh mẽ đến tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW FINDINGS OF THE DOCTORAL THESIS 
 
Topic: Self-employment of rural laborers in Nghe An Province
Major: Human Resource Management Code: 62.34.04.04
Research student: Ho Thi Dieu Anh
Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Tran Xuan Cau  
 
New findings on Theory and Methods
 
(1) In the doctoral thesis, the factors affecting self-employment capability of rural laborers are modeled at three different levels (individual, household, community). This approach can fully consider factors affecting self-employment of rural laborers such as: age, gender, marital status, education level, professional qualifications, personal financial capacity, health, vocational training courses (personal factors); Household capital, buildings and land of the household, influence of the surrounding people, household- community relationship (household factors); influence of unions, community’s financial support, local policies, the ability to share information (community factors).
 
(2) The doctoral thesis also measures non-agricultural self-employment probability versus no self-employment of non-agricultural jobs under impact of factors through the Binary logictics model; thereby, the impact of these factors on non-agricultural self-employment is determined.
 
(3) The doctoral thesis points out that rural laborers create non-agricultural jobs solely based on their own financial resources; therefore, their non-agricultural self-employment is more lower than that of the rural laborers using a lot of different financial sources. The rural laborer’s access to different financial sources strongly influences non-agricultural self-employment.
 
(4) The doctoral thesis proves that the support of neighbors, friends and relatives has a significant impact on rural laborers’ non-agricultural self-employment. Moreover, the ability to share information also alters non-agricultural self-employment of rural laborers.
Recommendations drawn from the findings of the Research works
 
(1) The personal factors will contribute to change the thinking of self-employment of rural laborers. The personal factors (education level, professional qualifications, health, etc) will alter non-agricultural self-employment in Nghe An Province.
 
(2) Enhancing the role of households, family and community relationships will contribute to promoting the rural laborers’ non-agricultural self-employment in Nghe An Province.
 
(3)  Promoting community factors including innovative mechanisms and policies, diversified financial services, better information share from local organizations will strongly influence the rural laborers’ non-agricultural self-employment in Nghe An Province.