Nghiên cưu sinh Hoàng Minh Tuấn bảo vệ luận án Tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 07/12/2018 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Hoàng Minh Tuấn, chuyên ngành Tài chính Ngân hàng(Kinh tế bảo hiểm), với đề tài "Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội ở Việt nam"
Thứ ba, ngày 06/11/2018

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội ở Việt nam

Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng (Kinh tế bảo hiểm)
Nghiên cứu sinh: Hoàng Minh Tuấn            
Người hướng dẫn: HD1: TS. Nguyễn Thị Chính   HD2: TS. Đặng Anh Duệ
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, Luận án có những đóng góp mới về mặt học thuật như sau:
 
1.Công tác quản lý nhà nước (QLNN) về bảo hiểm xã hội (BHXH) đã được một số nghiên cứu đề cập trên các khía cạnh như : hoàn thiện công tác QLNN về BHXH, tăng cường các biện pháp QLNN về BHXH… Luận án này nghiên cứu những nhân tố tác động đến công tác QLNN về BHXH trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó và có bổ sung các nhân tố ảnh hưởng mới.
 
2.Trên cơ sở rà soát các nghiên cứu sẵn có, tham vấn ý kiến chuyên gia, tổ chức hội thảo góp ý, tác giả luận án đã lựa chọn và điều chỉnh các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLNN về BHXH thành hai nhóm nhân tố: (1) Nhóm nhân tố bên trong (i) Trình độ năng lực đội ngũ cán bộ, công chức trong công tác QLNN về BHXH, (ii) Mức độ cải cách hành chính trong BHXH (iii), Cơ sở vật chất, tài chính của đơn vị; (2) Nhóm nhân tố bên ngoài (i) Sự phát triển của các chính sách bảo hiểm thương mại, (ii) Nhu cầu, nhận thức của người dân về BHXH (iii), Sự phát triển của hệ thống chính sách ASXH.
 
3.Dựa trên phương pháp phân tích nhân tố (Exploratory Factor Analysis -EFA) của Hair & ctg (2006) (trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2011). Đã đề xuất hoàn thiện mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến từng nội dung QLNN (i) Hoạch định chính sách (ii) Xây dựng hệ thống pháp luật (iii) Xây dựng cơ chế tài chính (iv) Hỗ trợ, bảo trợ nhà của nước (v) Thanh tra, kiểm tra và tác động lên tổng thể công tác QLNN về BHXH. 
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án 
 
(1)Kết quả phân tích từ mô hình cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLNN về BHXH với mức độ giảm dần như sau: (i) Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trong công tác QLNN về BHXH, (ii) Cải cách hành chính trong BHXH, (iii) Sự phát triển hệ thống chính sách an sinh xã hội (iv), Nhu cầu, nhận thức của người dân về BHXH, (v) Sự phát triển của chính sách BHTM, (vi) Cơ sở vật chất,tài chính của đơn vị.
 
(2)Dựa trên kết quả nghiên cứu thì Luận án đưa ra hai nhóm khuyến nghị để công tác QLNN về BHXH ở Việt Nam đạt hiệu hơn bao gồm: 
 
Một là, Chính phủ,Bộ LĐTB&XH cần thực hiện nhóm giải pháp sau: (1) Tiếp tục hoạch định, hoàn thiện chính sách và định hướng phát triển BHXH, (2) Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHXH, (3) Đề xuất và xây dựng cơ chế đảm bảo bền vững tài chính BHXH (4) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và xây dựng bộ máy trong hoạt động của BHXH, (5) . Phối hợp và tăng cường nội dung trong hoạt động thanh tra, kiểm tra BHXH, (6) Tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế về BHXH
 
Hai là, khuyến nghị đối với BHXH Việt Nam và cơ quan hữu quan: (1) Tăng cường cải cách hành chính, áp dụng công nghệ thông tin trong QLNN về BHXH, (2) Tăng cường năng lực quản lý đầu tư quỹ BHXH, (3) Cần hiện đại hóa hệ thống hành chính của BHXH và tăng cường hoạt động của các cơ quan nhà nước liên quan trong công tác QLNN về BHXH.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
--------------- 
 
 
NEW CONTRIBUTION OF THE THESIS
 
Thesis topic : Research on the factors affecting the state managementof social insurance in Vietnam
Major: Banking - Finance (Insurance Economics)               
PhD Candidate: Hoang Minh Tuan                                   
Supervisors: 1. Dr. Nguyen Thi Chinh        2. Dr. Dang Anh Due
Training institution: National Economics University
 
New contributions in term of theories and academics
 
Based on theoretical and practical research, the thesis has new academic contributions as follows:
 
1. The state management of social insurance has been mentioned in some aspects such as improving state management of social insurance, strengthening the state management of social insurance. This thesis researches the factors influencing the state management of social insurance on the basis of inheriting previous research and adding new influencing factors.
 
2. Based on the review of available research projects, consulting experts, holding seminars, the author selected and adjusted the factors affecting the state management of social insurance into two factor groups. : (1) internal factor group (i) the qualification of civil servant staff in the field of social insurance, (ii) the level of administrative reform in state management, (iii) the material and financial conditions to ensure the state management of social insurance; (2) External factor group (i) the development of commercial insurance policies, (2)  the need, awareness of citizen about social insurance, (iii) the development of social security policy system.
 
3. Based on factor analysis method (Exploratory Factor Analysis -EFA) of Hair et al (2006) (excited by Nguyen Dinh Tho, 2011), the author has proposed to improve the model on the factors affecting each content of the state management (i) Policy making (ii) Developing of the legal system (iii) Establishing financial mechanisms (iv) Supporting, patronizing of the State (v) Inspection, test of social insurance activities.
 
New findings and proposals according to research results of the thesis
 
(1)    The results from the model analysis show that the factors influencing the state management of social insurance with decreasing level are as follows: (i) The qualification, competence of civil servant staff in the field of social insurance; (ii) The level of administrative reform in the state management of social insurance; (iii) Development of the social security policy system; (iv) The development of commercial insurance policies affects the state management of social insurance; (v) The need, awareness of citizen on social insurance affect he state management of social insurance; (vi)  The material and financial conditions to ensure the state management of social insurance.
 
(2)    Based on research results, the thesis gives two groups of recommendations for state management of social work in Vietnam reached more effectively including:
 
Firstly , Government, Ministry of Labour, War Invalid and Social Affairs should implement the following solutions: (1) Continue planning and improving of  policies and orientation on social insurance development, (2) Build, supplement and improve the legal system on social insurance , (3)  propose and establish a mechanism to ensure the sustainability of social insurance. (4) Strengthen the information, propaganda and construction of the operating apparatus of social insurance , (5) Coordinate and strengthen contents in inspection and test of social insurance, (6) Continue expanding international cooperation on social insurance
 
Secondly , the recommendations for Vietnam Social Security  and related agencies: (1) Strengthen administrative reform, apply information technology in the state management of social insurance , (2) Strengthen investment management capacity of  social insurance fund , (3) Modernize administrative system of social insurance and strengthen the activities of state agencies involved in state management of social insurance .