Nghiên cứu sinh Kannika SAIGNASANE bảo vệ luận án Tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 19/10/2018 tại Phòng họp Tầng 4 nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Kannika SAIGNASANE, chuyên ngành Kinh tế Đầu tư, với đề tài "Đầu tư phát triển công nghiệp tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào".
Thứ ba, ngày 18/09/2018

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
 
Đề tài luận án: “Đầu tư phát triển công nghiệp tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”
Chuyên ngành: Kinh tế Đầu tư
Nghiên cứu sinh: Kannika SAIGNASANE
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
 
Về lý luận : Luận án đã có những đóng góp mới về lý luận khi đưa ra các kết luận sau:
 
(1)Luận án đã chỉ ra tác động chính của đầu tư phát triển công nghiệp đến tiềm năng và nguồn nhân lực, công tác khuyến công và xúc tiến đầu tư, hệ thống luật pháp và chính sách, tiến bộ khoa học công nghệ và tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp. 
 
(2) Luận án đã phát triển các chỉ tiêu để đo lường kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển công nghiệp trong đó phân chia thành nhóm chỉ tiêu phản ánh. Về phương pháp nghiên cứu: luận án đã áp dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng.
 
(3)Tuy nhiên, để hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp có hiệu quả còn phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố bao gồm các nhân tố bên trong và bên ngoài. Các nhân tố này có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp của Lào.
 
Những đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
 
Nghiên cứu thực trạng đầu tư phát triển công nghiệp của Lào giai đoạn 2006- 2015, luận án rút ra nhận xét:
 
(1)Thông qua việc gia tăng quy mô vốn đầu tư, phân bổ và sử dụng vốn đầu tư theo các ngành (cơ cấu công nghiệp theo giá trị sản xuất theo hướng tăng tỷ trọng của công nghiệp khai thác mỏ và công nghiệp xây dựng với tỷ trọng lần lượt là 14% và 7,5% năm 2015 trong tổng giá trị sản xuất của CHDCND Lào). 
 
(2)Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chứng minh kết quả tích cực của đầu tư phát triển công nghiệp của nước CHDCND Lào thông qua các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả đầu tư. Cụ thể như một số chỉ tiêu tài sản cố định huy động ngành công nghiệp tăng (Năm 2006 giá trị tài sản cố định huy động ngành công nghiệp khoảng 1180,98 triệu USD đến năm 2015 con số này tăng lên 3838,42 triệu USD), đầu tư phát triển công nghiệp cũng có tác động đến xã hội (Số lượng lao động trong ngành công nghiệp năm 2015 khoảng 535869 lao động trong tổng số 1556508 lao động của cả nước.
 
(3)Tuy nhiên, hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp còn nhiều điểm hạn chế, thể hiện ở tốc độ tăng quy mô vốn không ổn định, cơ cấu nguồn vốn đầu tư phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn nước ngoài. Trong cơ cấu phân bổ vốn tập trung quá lớn vào ngành công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp khai thác mỏ và nghành công nghiệp chế biến).
 
Từ đánh giá thực tiễn, luận án cho rằng: để tăng cường hoạt động đầu tư phát triển, thực hiện được các mục tiêu phát triển công nghiệp, cần phải xây dựng được hệ thống quan điểm và định hướng đầu tư phát triển công nghiệp của Lào. Từ đó làm căn cứ cho việc triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp về rà soát, hoàn thiện các quy hoạch, các chính sách đầu tư, tăng cường huy động vốn đầu tư, điều chỉnh các cơ cấu đầu tư, tăng cường công tác quản lý nhà nước hoạt động đầu tư.
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION
 
Dissertation subject: Investment industrial development in the Lao Peoples Democratic Republic
Major: Investment economics
PhD student: Kannika SAIGNASANE
Academic Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Pham Van Hung 
Training Institution: National Economics University 
 
New contributions of the dissertation in terms of academic, theoretical  
 
In theory: The dissertation has made new contributions to theory when making the following conclusions:
 
1)The thesis has pointed out the main impacts of investment and industrial development on human resource and potential, industrial promotion and investment promotion, legal and policy system, and technological progress and the growth of the industry.
 
2)The dissertation has developed indicators to measure results and efficiency of industrial development investment, which is divided into indicators reflect. Research methodology: The thesis applied qualitative and quantitative qualitative research method.
 
3)However, to effective investment in industrial development, almost depends on factors including internal and external factors. These factors could create favorable conditions or make it difficult for industrial development investment of Laos.
 
New proposals drawn from results of research and survey of the thesis
 
Research on the status of investment in industrial development of Laos in the period of 2006-2015, thesis draw some comment:
 
(1)By increasing the scale of investment capital, allocating and using investment capital by sectors (industrial structure in terms of production value in the direction of increasing the proportion of the mining industry and the construction industry with the proportion of 14% and 7.5% in 2015 in the total production value of Lao PDR)..
 
(2)In addition, the results of the research also demonstrate the positive results of industrial development investment in Lao PDR through indicators reflecting the results and efficiency of investment. Specifically, some fixed asset mobilization targets for industry increased. In 2006, the fixed assets mobilized by the industry were about $ 1180.98 million. By 2015, this figure would increase to $ 3838.42 million. ), investment in industrial development also has an impact on the society. (The number of laborer in the industry in 2015 is about 535,869 people out of 1556508 laborer nationwide)
 
(3)However, investment activities of industrial development are still many limitations, expressed in the growth rate of capital is not stable, the investment capital structure depends too much on foreign capital. Structure and the Allocation of Capital focus too much on industry (especially the mining industry and the processing industry)
 
From the practical assessment, the thesis affirms that, enhancing investment for development, achieving the goals of industrial development, it is necessary to build a system of perspective and industrial development orientation of Laos. Base on that implementing synchronous measures to review and complete the plans, investment policies, enhancing mobilize investment capital, adjusting the investment structure, enhancing State management work, investment activities.