Nghiên cứu sinh Lê Thị Hải Hà bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h30 ngày 27/05/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Thị Hải Hà, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Marketing), với đề tài "Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng Trung Quốc của người tiêu dùng Việt Nam".
Chủ nhật, ngày 26/04/2020


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng Trung Quốc của người tiêu dùng Việt Nam
Chuyên ngành: Marketing                                            
Nghiên cứu sinh: Lê Thị Hải Hà                     
Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Huy Thông
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
- Luận án xác định mối quan hệ của một số nhân tố thuộc về nhận thức và cảm xúc của người tiêu dùng Việt Nam trong ý định mua hàng may mặc Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu xác định được 7 nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng may mặc Trung Quốc, trong đó có 3 biến tác động ngược chiều gồm Chủ nghĩa dân tộc trong tiêu dùng; Ác cảm trong tiêu dùng về kinh tế; Chuẩn mực chủ quan, và 4 biến tác động cùng chiều gồm: Thiện cảm trong tiêu dùng nói chung; Thiện cảm trong tiêu dùng về giải trí; Thái độ đối với hành vi; Nhận thức về kiểm soát hành vi.
 
Đối với 4 nhân tố là Ác cảm trong tiêu dùng nói chung, Thiện cảm trong tiêu dùng về văn hóa, Thiện cảm trong tiêu dùng về con người, Thiện cảm trong tiêu dùng về chính trị, kết quả nghiên cứu cho thấy chưa có đủ cơ sở để kết luận chúng có ảnh hưởng tới ý định mua hàng may mặc Trung Quốc của người tiêu dùng Việt Nam.
 
- Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, Thiện cảm trong tiêu dùng là nhân tố có ảnh hưởng độc lập tới ý định mua hàng may mặc Trung Quốc của người tiêu dùng Việt Nam. Đây là khái niệm chưa có công trình nào đề cập đến trong bối cảnh nghiên cứu hành vi mua hàng ngoại tại Việt Nam.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
 
Dựa trên kết quả nghiên cứu của luận án, một số đề xuất đưa ra cho người làm marketing trong các quyết định liên quan đến hành vi mua hàng may mặc Trung Quốc của người tiêu dùng Việt Nam để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa:
 
-Ý định mua hàng may mặc Trung Quốc của người tiêu dùng Việt Nam giảm khi các biến Chủ nghĩa dân tộc trong tiêu dùng, Ác cảm tiêu dùng về kinh tế và Chuẩn mực chủ quan ở mức cao. Vậy nên, người làm marketing cần có những hình thức khuếch trương nêu cao tinh thần dân tộc, tác động để người tiêu dùng nhận thức được rằng hành vi mua hàng ngoại nhập có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế và làm tăng tỷ lệ thất nghiệp trong nước.
 
-Yếu tố giải trí như phim ảnh, âm nhạc,…có thể thu hút sự thiện cảm của người tiêu dùng và tác động thuận chiều đến ý định mua của họ. Vì vậy, người làm marketing cần chú trọng đến yếu tố này trong các hoạt động khuếch trương sản phẩm.
 
Hướng nghiên cứu tiếp theo
 
Nghiên cứu về việc đo lường ý định hành vi, đánh giá cảm nhận của người tiêu dùng, từ đó dẫn đến việc có thể xảy ra một vài hành vi liên quan. Hoặc có thể nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về nhận thức và cảm xúc đến hành vi mua hàng ngoại của người tiêu dùng Việt Nam.
 
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
THE THESIS’S NEW CONTRIBUTIONS
 
Thesis topic: Factors affecting Vietnamese consumers intention to purchase Chinese garments
Major: Business Administration (Marketing)                 
Research student: Le Thi Hai Ha                    
Instructor: Assoc. Prof. PhD Vu Huy Thong
Training unit: National Economics University 
 
New learning and theoretical contributions: 
 
   - The thesis identifies the relationship of some cognitive and emotional factors of Vietnamese consumers in their intention to purchase Chinese garments. Research results identify 7 factors affecting intention to purchase Chinese garments, in which there are 3 opposite variables: Consumer ethnocentrism; Consumer economic animosity; Subjective norms, and and 4 positive variables: Consumer affinity in general; Consumer entertainment affinity; Attitude towards behavior; Perceived behavioral control.
 
With 4 factors of Consumer animosity in general, Consumer cultural affinity, Consumer personal affinity, Consumer political affinity, research results show that there is not enough evidence to conclude that they affect Vietnamese consumers’ intention to purchase Chinese garments.
 
- Research results also show that, Consumer affinity is a factor that has an independent influence on Vietnamese consumers’ intention to purchase Chinese garments. This is a concept that has not been mentioned in the context of studying behavior to purchase foreign products in Vietnam.
 
New suggestions from study results
 
Base on research results of the thesis, some recommendations are given to marketers in decisions regarding buying Chinese garments behavior of Vietnamese consumers to improve competitiveness in the domestic market:
 
-Vietnamese consumers’ intention to purchase Chinese garments will decrease when the variables Consumer ethnocentrism, Consumer economic animosity and Subjective norms are at high level. Therefore, people working in marketing field need to have the forms of advertising that uphold the national spirit and impact for consumers to be aware that foreign product buying behavior can negatively affect economic development and increase the domestic unemployment rate.
 
-Entertainment factors such as movies, music…can attract affinity of consumers and have a positive effect to their buying intention. Therefore, people working in marketing field need to focus on this factor in advertising products.
Study tendency in the future
 
Research on measuring intent of behavior, assessing consumers perceptions, thereby leading to the possibility of some related behaviors. Or can research on the influence of cognitive and emotional factors on Vietnamese consumers purchasing behavior to foreign products.