Nghiên cứu sinh Lê Thị Kim Chung bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 30/06/2020 tại P502 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Thị Kim Chung, chuyên ngành Kinh tế học, với đề tài "Tác động của tự do hóa thương mại đến kinh tế Việt Nam".
Thứ bảy, ngày 30/05/2020


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của tự do hóa thương mại đến kinh tế Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế học
Nghiên cứu sinh: Lê Thị Kim Chung
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Việt Hùng
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Qua việc hệ thống hóa các lý thuyết về tác động của thương mại tự do đến nền kinh tế và các lý thuyết phân tích tác động của công cụ chính sách tự do hóa thương mại, luận án chỉ ra được những kênh tác động của thương mại tự do đến nền kinh tế, những lợi ích và bất lợi mà thương mại tự do đem lại cho nền kinh tế, kênh tác động và những tác động chủ yếu của công cụ thuế quan đến nền kinh tế và đến phúc lợi của các bên tham gia vào thị trường. 
 
Dựa trên tổng quan nghiên cứu thực nghiệm, luận án chỉ ra những hướng nghiên cứu và những vẫn đề còn tồn tại của các nghiên cứu thực nghiệm. Qua đó, luận án đã đề xuất mô hình nghiên cứu thực nghiệm phù hợp cho trường hợp của Việt Nam, đó là sử dụng phương pháp tiếp cận kinh tế lượng với mô hình kinh tế lượng vĩ mô và mô hình cân bằng riêng. Đây là sự khác biệt với các nghiên cứu trước khi chỉ sử dụng các mô hình mô phỏng như mô hình cân bằng tổng thể khả tính (CGE) và mô hình cân bằng riêng khả tính (CPE) cho trường hợp Việt Nam. 
 
Luận án đã dự báo được tác động của việc cắt giảm thuế quan khi tự do hóa thương mại đến một số biến số kinh tế vĩ mô và phúc lợi của một số ngành của Việt Nam trong giai đoạn 2018-2028. Luận án khẳng định chính sách tự do hóa thương mại đem lại lợi ích nhưng cũng đem lại thiệt hại cho nền kinh tế. Từ khía cạnh vĩ mô, những lợi ích trong giai đoạn 2018 – 2028, đó là: xuất- nhập khẩu, đầu tư, GDP, việc làm đều tăng, tuy nhiên những lợi ích này chưa được ổn định, lợi ích này tăng nhiều nhất từ 2018 đến 2023, từ 2024 -2028 thì những lợi ích thu được có xu hướng giảm hơn so với giai đoạn đầu, cho thấy về lâu dài hiệu ứng có lợi từ các FTA mang lại cho Việt Nam đã suy giảm, Việt Nam có thể không duy trì được lợi thế cạnh tranh dựa trên nguồn lao động giá rẻ. Luận án cũng chỉ ra được sự gia tăng của xuất khẩu ròng chưa phải là yếu tố quyết định sự gia tăng của GDP trong giai đoạn 2018 – 2028, mà chính là sự gia tăng đáng kể từ cầu cuối cùng, cụ thể là sự gia tăng từ tiêu dùng và đầu tư là yếu tố quyết định sự gia tăng của GDP. Những thiệt hại mà chính sách tự do hóa thương mại đem đến cho nền kinh tế là nguồn thu ngân sách từ thuế giảm khá nhiều trong giai đoạn 2018 – 2028 do thuế quan được cắt giảm sâu. Từ khía cạnh ngành, luận án chỉ ra thiệt hại của các doanh nghiệp trong nước, thặng dư của các doanh nghiệp trong nước bị sụt giảm do phải giảm giá hàng hóa từ đó làm cho lợi ích mà DN nhận được không như kỳ vọng, trong khi đó thặng dư của người tiêu dùng năm 2018 có giá trị dương khi thuế quan được cắt giảm theo các cam kết của  các FTA. Cuối cùng, luận án khẳng định mặc dù có những thiệt hại nhưng tự do hóa TM vẫn đem đến lợi ích ròng cho xã hội. 
 
Luận án đưa ra một số khuyến nghị nhằm tận dụng được những lợi ích mà tự do hóa thương mại đem lại cho Việt Nam trong thời gian tới.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------

THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION 
 
Theme of the dissertation: Impacts of trade liberalization to Vietnam economy
Major: Economics                           
PhD candidate: Lê Thị Kim Chung               
Instructor: Assoc.Prof.PhD Nguyễn Việt Hùng
Training Institution: National Economics University
 
The new academic and theoretical contributions of the thesis
 
By systematizing the theories about the impacts of free trade on economy and the theories analyzing the impacts of trade liberalization policy instruments, the thesis shows the channels of free trade impacts to the economy, the benefits and disadvantages that free trade brings to the economy, the channel of impact and the major effects of tariff instruments on the economy and on the well-being of parties participating in the market.
Based on the literature review of empirical researches, the thesis points out the research directions and the remaining problems of experimental studies. Thereby, the dissertation has proposed an empirical research model suitable for the case of Vietnam, which is to use econometric approach with macroeconomic model and separate equilibrium model. This is the difference from previous studies using only simulation models such as the Computable general equilibrium model (CGE) and the computable partial equilibrium model (CPE) for Vietnam.
 
The thesis has forecast the impact of tariff reduction when trade liberalization is implemented on some macroeconomic variables and welfare of some sectors of Vietnam in the period 2018-2028. The thesis confirms that trade liberalization policy brings benefits but also damages to the economy. From the macro perspective, the benefits in the period of 2018 - 2028 are: import-export, investment, GDP, employment have increased, but they have not been stable. The increasing speed is at the highest from 2018 to 2023  and from 2024 to 2028, these benefits tend to decrease compared to the previous period, showing that in the long term, the beneficial effects of FTAs on Vietnam have decreased. Vietnam may not maintain competitive advantages based on cheap labor. The thesis also points out that the increase in net exports is not a decisive factor for the increase of GDP in the period of 2018-2028, but rather a significant increase from the final demand. The increase in consumption and investment are the decisive factors in the increase of GDP. The damage that trade liberalization brings to the economy is that the significant tax revenue decrease in the period of 2018-2028 due to the deep cut of tariffs. From the industry perspective, the thesis shows the loss of domestic enterprises. Specifically, the surplus of domestic enterprises is reduced due to the reduction of commodity prices, resulting the benefits that domestic enterprises receive are not as expected. Meanwhile, the consumer surplus in 2018 was positive when tariffs were cut in accordance with the commitments of the FTAs. Finally, the thesis asserts that although there are damages, trade liberalization still brings net benefits to society.
 
The thesis offers some recommendations to take advantage of the benefits that trade liberalization brings to Vietnam in the coming time.