Nghiên cứu sinh Lê Thị Thoa bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 13/03/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Thị Thoa, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Phân bố LLSX và Phân vùng kinh tế), với đề tài "Phát triển mô hình khí sinh học xử lý chất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại: Nghiên cứu tại vùng Đồng bằng sông Hồng"
Chủ nhật, ngày 10/02/2019


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Phát triển mô hình khí sinh học xử lý chất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại: Nghiên cứu tại vùng Đồng bằng sông Hồng
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Phân bố LL sản xuất và Phân vùng kinh tế)
Nghiên cứu sinh: Lê Thị Thoa
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Lê Thu Hoa;  Hướng dẫn 2: GS.TS. Nguyễn Hồng Sơn
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

A.    Những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn

1.    Lý luận: Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên tích hợp lý thuyết ngoại ứng, thuyết hành vi dự định và thuyết chấp nhận công nghệ nhằm phân tích, đánh giá hiệu quả (kinh tế, xã hội và môi trường) và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển mô hình khí sinh học xử lý chất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại theo cách tiếp cận của chuyên ngành quản lý kinh tế.

2. Thực tiễn: Luận án phân tích thực trạng phát triển, đánh giá hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển mô hình khí sinh học xử lý chất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại tại vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2008 – 2015; dự báo tiềm năng và nhu cầu, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển mô hình và đề xuất quan điểm, định hướng cùng các giải pháp nhằm khuyến khích phát triển mô hình khí sinh học xử lý chất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại vùng đồng bằng sông Hồng cho giai đoạn đến năm 2030.

B.    Những phát hiện và đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

1.    Giai đoạn 2008-2015, mô hình khí sinh học xử lý chất thải chăn nuôi lợn vùng Đồng bằng sông Hồng đã phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân 25,0%, từ 53 mô hình lên đến 1.218 mô hình. Quy mô của mô hình khí sinh học cũng tăng tối thiểu 32,0%. 

2.    Mô hình khí sinh học đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cho chủ trang trại. Tuy nhiên khi không có sự hỗ trợ nào, mô hình có đem lại hiệu quả kinh tế nhưng không cao (NPV = 1.847.974 đồng; BCR = 1,014) nên chưa hấp dẫn được các chủ trang trại. Khi có cả ba sự hỗ trợ (trợ giá Chính phủ, ưu đãi lãi suất của Quỹ bảo vệ môi trường và bán tín chỉ các-bon), mô hình mang lại hiệu quả cao nhất cho chủ trang trại (NPV = 19.727.922 đồng; BCR = 1,141).

3.    Trong các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển mô hình khí sinh học xử lý chất thải chăn nuôi lợn các quy mô trang trại, tính hữu ích và tính dễ sử dụng có tác động thuận chiều đến thái độ của chủ trang trại; các biến thái độ của chủ trang trại, ảnh hưởng của xã hội (tác động từ người thân, bạn bè, hỗ trợ của nhà nước) và nhận thức kiểm soát hành vi của chủ trang trại (đáp ứng yêu cầu pháp luật, lợi ích của mô hình…) cũng có tác động thuận chiều đến ý định phát triển mô hình.

4.    Đến năm 2030, Đồng bằng sông Hồng có thể có 4.121 trang trại phát triển mô hình khí sinh học (tăng 2.903 trang trại so với năm 2015, chiếm 70% số trang trại), góp phần giảm 729.417 tấn CO2, đem lại hiệu quả kinh tế cho cả vùng khoảng 80 tỷ đồng, tạo ra 164.840 ngày công lao động.

5.    Để khuyến khích phát triển mô hình khí sinh học xử lý chất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại, cần (i) đào tạo và nâng cao nhận thức cho chủ trang trại về mô hình khí sinh học; (ii) ổn định thị trường và phát triển bền vững ngành chăn nuôi; (iii) phát triển và hoàn thiện công nghệ mô hình khí sinh học và các thiết bị sử dụng khí sinh học; (iv) hỗ trợ đầu tư phát triển mô hình khí sinh học; (v) hoàn thiện văn bản chính sách thúc đẩy phát triển mô hình khí sinh học; (vi) tăng cường công tác quản lý quy hoạch chăn nuôi và phát triển mô hình khí sinh học quy mô trang trại và (vii) phân công phân cấp quản lý rõ ràng trong lĩnh vực quản lý chất thải chăn nuôi và khí sinh học.

 

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------



NEW CONTRIBUTION OF DISSERTATION

Dissertation topic: Development of biogas model for pig waste treatment at farm scale: Case study in the Red River Delta
Major: Economics Management
PhD student: Le Thi Thoa       
Supervisor: Asso.Prof. Le Thu Hoa; Prof. Nguyen Hong Son
Training institution: National Economic University

A.    Dissertation contribution to the current state of knowledge

1.    Theoretical: The dissertation is the first research project integrating external theory, intended behavior theory and technology acceptance theory to analyse and evaluate the effectiveness (economical, society and environmental) and influencing factors in the development of biogas model for pig waste treatment at farm scale according to the approach of specialized economics management.

2.    Practical: The dissertation analyse current situation, evaluate the effectiveness and factors affecting the development the development of biogas model for pig waste treatment at farm scale in the Red River Delta in the period of 2008-2015; forecasting potentials and needs, assessing strengths, weaknesses, opportunities and challenges in developing biogas model and proposing views, orientations and solutions to encourage the development of biogas model for pig waste treatment at farm scale in the Red River delta for the period to 2030.

B.    New findings and proposals from the research

1.    In the 2008-2015 period, the biogas model for pig waste treatment in the Red River Delta has developed with an average growth rate of 25.0%, from 53 models to 1,218 models. The scale of the biogas model also increased at least 32.0%.

2.    Biogas models bring economic, social and environmental benefits to farm owner. However, without any subsidy, biogas model for pig waste treatment at farm scale has economic benefit but not enough to attract farm owner (NPV = VND 1,847,974; BCR = 1.014). When all three subsidies (Government subsidies, interest rate incentives of the Environmental Protection Fund and the sale of carbon credits) are provided, the benefit of biogas model for pig waste treatment at farm scale is the highest (NPV = 19,727,922). BCR = 1,141).

3.    Among the factors affecting the development of biogas model for pig waste treatment at farm scale; the results of the correlation analysis show that the factors of usefulness, easy use and attitude of the farm owners are correlated with each other; farm owners attitudes; social impact (impact from relatives, friends, Government’s support) and behavioral control (meet legal requirements, benefits of the model ...) are correlated with the intention to develop biogas model.

4.    By 2030, the Red River Delta may have 4,121 farms to develop biogas models (increasing 2,903 farms compared to 2015, accounting for 70% of the farms), to contribute the reduction 729,417 tons of CO2, and bring economic benefits for the whole region is about VND 80 billion, and create 164,840 labor days.

5.    To encourage the development of biogas models to treat pig waste from farm scale, it is necessary (i) train and increase awareness for farm owners on biogas model ; (ii) stablize the market and develop husbandry production sustainably; (iii) vevelop and finalise biogas model and biogas equipments; (iv) provide support for the development of biogas model; (v) develop and finalise policies related to the development of biogas model; (vi) finalise master model for livestock production and development of biogas model at farm scale and (vii) assign and decentralize clear responsibilities in livestock waste management and biogas.