Nghiên cứu sinh Lê Thùy Hương bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 01/04/2015 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Thùy Hương, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Marketing), với đề tài "Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam".
Thứ bảy, ngày 28/02/2015

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị - Lấy ví dụ tại Thành phố Hà Nội
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Marketing) Mã số: 62340102
Nghiên cứu sinh: Lê Thùy Hương
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trương Đình Chiến
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
(1) Luận án nghiên cứu thêm nhân tố truyền thông đại chúng, đây là nhân tố chưa được chú ý đến trong những nghiên cứu trước đây về ý định mua thực phẩm an toàn tại Việt Nam và trên thế giới. 
 
(2) Xây dựng được mô hình bao gồm mười nhân tố tác động tới ý định mua thực phẩm an toàn là sự quan tâm tới sức khỏe, nhận thức về chất lượng, sự quan tâm tới môi trường, chuẩn mực chủ quan, nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm, nhận thức về giá bán sản phẩm, tham khảo- giá trị bản thân, tham khảo- tuân thủ, tham khảo- thông tin và truyền thông đại chúng.
 
(3) Kiểm định được mô hình nghiên cứu và tìm ra ý nghĩa của sáu nhân tố là sự quan tâm tới sức khỏe, nhận thức về chất lượng, chuẩn mực chủ quan, nhận thức về giá bán sản phẩm, tham khảo- thông tin và truyền thông đại chúng.
 
(4) Hoàn thiện các thang đo chuẩn mực chủ quan, thang đo nhận thức về giá bán sản phẩm, thang đo tham khảo- giá trị bản thân cho phù hợp với điều kiện nghiên cứu tại Việt Nam. 
 
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
(1) Doanh nghiệp cần thực hiện những chương trình tư vấn về dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe cho người tiêu dùng nhằm nâng cao sự quan tâm đến sức khỏe và hiểu biết của người tiêu dùng về vấn đề sức khỏe có liên quan đến thực phẩm.
 
(2) Doanh nghiệp cần đưa ra những sản phẩm với chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn an toàn theo quy định của nhà nước và phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. 
 
(3) Doanh nghiệp và nhà nước cần phối hợp để hình thành trong xã hội xu hướng chung về tiêu dùng thực phẩm an toàn thông qua hoạt động truyền thông. Từ đó hướng dẫn về tiêu dùng thực phẩm đúng cách và an toàn. 
 
(4) Doanh nghiệp cần chú trọng đến tính chân thực của nội dung truyền thông để xây dựng được niềm tin trong người tiêu dùng và làm tăng ý định mua của họ.
 
Hướng nghiên cứu tiếp theo: Đưa thêm các nhân tố khác vào mô hình để nghiên cứu sự tác động của chúng tới ý định mua thực phẩm an toàn và mở rộng phạm vi nghiên cứu trên phạm vi địa lý rộng hơn.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
-------------------
 
THE THESIS’S NEW CONTRIBUTIONS
 
Thesis topic: Study on influence factors for urban citizen’s safe food purchase intention – An example in Hanoi City
Major: Business Administration (Marketing) ID: 62340102
Research student: Le Thuy Huong
Instructor: Assoc. Prof. PhD Truong Dinh Chien
 
New learning and theoretical contributions: 
 
(1) The thesis does additionally study on mass communications; this is the factor which did not receive proper attention in previous studies on safe food purchase intention in Vietnam and all around the world.
 
(2) Building up a model consisting ten factors which influence to safe food purchase intention, including the care of health, awareness of quality, the care of environment, subjective standard, awareness of product availability, awareness of product selling price, reference- self-worth, reference- compliance, reference- information and mass communications.
 
(3) Testing the study model and finding out significance of six factors which are the care of health, awareness of quality, subjective standard, and awareness of product selling price, reference- information and mass communications.
 
(4) Completing subjective standard measuring scales, awareness measuring scales on product selling price, reference- self-worth measuring scales in appropriate with study conditions in Vietnam.
 
New suggestions from study results
 
(1) Enterprises need to carryout consulting programs relating to nutrition, health strengthening in order to enhance the care of health and knowledge of consumers about health matters related to food.
 
(2) Enterprises need to present high quality food which meets safety standards according to regulations of government and is appropriate with consumer’s demands.
 
(3) Enterprises and government need to cooperative in order to form in the society a general trend relating to safe food consuming through communications activities, then directing to consume food correctly and safely.
 
(4) Enterprises need to attach special importance to truthfulness of communications content in order to build up faith of consumers and increase their purchase intention.
 
Study tendency in the future: Presenting other factors to your studies related to influence to safe food purchase intention and expanding study scope in a larger geography area.