Nghiên cứu sinh Lương Thanh Hà bảo vệ luận án Tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 14/12/2018 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lương Thanh Hà, chuyên ngành Kinh tế phát triển, với đề tài "Nghiên cứu khả năng tiếp cận giáo dục phổ thông cho người nghèo ở Việt Nam"
Thứ ba, ngày 13/11/2018
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 
 
Đề tài luận án: Nghiên cứu khả năng tiếp cận giáo dục phổ thông cho người nghèo ở Việt Nam
Chuyên ngành:   Kinh tế phát triển                     
Nghiên cứu sinh:  Lương Thanh Hà                       
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
 
I.Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
 
Thứ nhất, luận án đã đưa ra được 2 nhóm tiêu chí đánh giá khả năng tiếp cận giáo dục phổ thông cho người nghèo ở Việt Nam thông các nghiên cứu đã tổng quan và cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài. Đó là nhóm chỉ tiêu đo lường tiếp cận giáo dục phổ thông cho người nghèo (số lượng) và nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chất lượng giáo dục cho người nghèo (chất lượng).
 
Thứ hai, xuất phát từ lý thuyết bỏ học của Morrow (1987), lý thuyết xã hội hóa, quan điểm tộc người, luận án chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận giáo dục phổ thông cho người nghèo gồm 3 nhóm gồm: Nhóm nhân tố xuất phát từ bản thân học sinh nghèo, nhóm nhân tố từ phía gia đình học sinh nghèo và nhóm nhân tố từ phía xã hội-cộng đồng-chính sách của nhà nước.
 
Thứ ba, luận án đã xây dựng khung nghiên cứu về khả năng tiếp cận giáo dục cho người nghèo dựa trên lý thuyết bỏ học của Morrow, lý thuyết xã hội hóa và quan điểm tộc người. Từ đó luận án đề xuất 9 giả thuyết nghiên cứu.
 
Thứ tư, ngoài các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận giáo dục phổ thông cho người nghèo được tổng hợp từ tổng quan nghiên cứu tài liệu, luận án đã bổ sung thêm nhân tố loại hình cơ sở đào tạo và khoảng cách từ nhà đến trường vào mô hình nghiên cứu khả năng tiếp cận giáo dục phổ thông cho người nghèo ở Việt Nam.
 
II.Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
Thứ nhất, luận án chỉ ra khả năng tiếp cận giáo dục phổ thông cho người nghèo ở Việt Nam còn thấp, không đồng đều giữa các nhóm giàu và nghèo do cả 3 nhóm nguyên nhân là bản thân học sinh nghèo, gia đình học sinh nghèo và cộng đồng xã hội.
 
Thứ hai, ngoài các nhân tố có được từ tổng quan tài liệu, trong mô hình nghiên cứu, luận án đưa thêm hai nhân tố mới là khoảng cách từ nhà đến trường và loại hình trường học đều cho kết quả phù hơp và có ý nghĩa.
 
Thứ ba, luận án đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục cho người nghèo từ 3 nhóm yếu tố tác động như: (+) nâng cao nhận thức tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai học sinh nghèo; (+) gia đình cần nâng cao thu nhập để tạo điều kiện cho con em được đi học, quan tâm đến con cái nhiều hơn; (+) các chính sách hỗ trợ của nhà nước cần phù hợp hơn với mọi đối tượng và vùng miền; (+) chương trình học cũng cần phù hợp cho các đối tượng khác nhau; (+) phân bố lại các cơ sở giáo dục cho phù hợp với địa hình khu dân cư để tiện cho học sinh nghèo dễ dàng tiếp cận giáo dục...
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------  
 
 
THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS 
 
Dissertation topic: Research of  accessibility to General education for the poor in Vietnam
Specialization: Development Economics
PhD Candidate: Luong Thanh Ha 
Supervisors: Ass. Prof. Dr. Nguyen Ngoc Son                                 
Institution: National Economics University
 
I. New contributions in academics
 
Firstly, the thesis presented two groups of criteria for assessing access to General education for the poor in Vietnam through the overview studies and theoretical backgrounds related to the thesis topic. Those groups include indicators that measure access to General education for the poor (i.e number) and the indicator group for assessing the quality of education for the poor (i.e quality).
 
Second, from the theory of dropouts of Morrow (1987), the theory of socialization, the ethnographic viewpoint, the thesis pointed out the 3 groups of factors affecting access to general education for the poor which includes: group of factors that are derived from the poor students, group of factors from the poor student family, and social-community-policy group.
 
Thirdly, the thesis developed a framework for research on the access to education for the poor based on Morrows theory of dropout, socialization theory and ethnicity. From this thesis proposed nine hypotheses.
 
Fourthly, in addition to the factors affecting access to general education for the poor compiled from the literature review, the thesis has recommended the type of training institution and the distance from students’ family to their schools to the model of access to General education for the poor in Vietnam.
 
II. New proposals drawn from research results
 
Firstly, the dissertation indicated that the access to General education for the poor in Viet Nam is relatively low at diversified level of poor which resulted from their poverty background and social – community context. 
 
Secondly, in addition to the elements obtained from the literature review, in the research model, the thesis adds two new factors: the distance from family home to school and the type of school which has claimed to be consistent and meaningful.
 
Thirdly, the thesis proposed measures to improve access to education for the poor which arrived from three groups of factors such as: raising poor people’s awareness of the importance of education for the future of pupils; the need of families to improve their income to afford their children to go to school, pay more attention to their children; government supporting policies should be more appropriate to all subjects and regions; the curriculum should also be appropriate for different subjects; to re-allocate educational facilities to be suitable for the terrain of the residential area so that poor students can easily access to education