Nghiên cứu sinh Lương Thị Thu Hằng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 30/03/2017 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lương Thị Thu Hằng, chuyên ngành Tài chính - ngân hàng, với đề tài "Tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam".
Thứ năm, ngày 30/03/2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng       Mã số: 62340201
Nghiên cứu sinh: Lương Thị Thu Hằng
Người hướng dẫn: TS. Lương Thái Bảo; TS. Nguyễn Thị Kim Thanh

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Thứ nhất, luận án đã phân tích được các kênh tác động từ tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế đặc biệt ở các nước đang phát triển bao gồm tăng quy mô của vốn đầu tư, phát triển tài chính và tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Thứ hai, sau khi kế thừa nhận định của Kose và cộng sự (2009) về những điều kiện tiền đề cần thiết trong quá trình tự do hóa tài chính của các quốc gia, luận án đã nhận thấy đây cũng chính là các điều kiện để tự do hóa tài khoản vốn có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phân tích được vai trò của các điều kiện này trong mối quan hệ giữa tự do hóa tài khoản vốn và tăng trưởng kinh tế đặc biệt đối với các nước đang phát triển.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Thứ nhất, tự do hóa tài khoản vốn được đo lường bằng cả hai chỉ tiêu: Tổng dòng vốn (đo lường bằng Tổng tài sản và khoản phải trả nước ngoài/GDP) và Dòng vốn vào (đo lường bằng Khoản phải trả nước ngoài/GDP) đều có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2014. Cụ thể, khi tổng tài sản và khoản phải trả nước ngoài/GDP tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng GDP thực tăng 0,0122%; khi khoản phải trả nước ngoài/GDP tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng GDP thực tăng 0,0272%. Tuy nhiên kênh tác động chủ yếu là tăng quy mô của vốn đầu tư, hai kênh tác động còn lại bao gồm phát triển tài chính và tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa đạt được.

Thứ hai, kết quả phân tích định tính cho thấy sự phát triển khu vực tài chính, chất lượng thể chế và sự phù hợp của các chính sách kinh tế vĩ mô đang là nhân tố hạn chế tác động tích cực của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Phân tích định lượng cũng ủng hộ kết luận trên khi tìm thấy hệ số của biến tương tác CALFD âm, nghĩa là phát triển tài chính đang là nhân tố hạn chế tác động tích cực của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Do gặp khó khăn trong việc thu thập số liệu theo quý nên phân tích định lượng chưa đưa được biến chất lượng thể chế và sự phù hợp của các chính sách kinh tế vĩ mô vào mô hình.

Thứ ba, dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra khuyến nghị như sau: về mặt pháp lý, giai đoạn hiện tại, Việt Nam vẫn nên giữ nguyên mức độ tự do hóa tài khoản vốn như hiện nay và tập trung vào việc tái cơ cấu và đổi mới/hiện đại hóa hệ thống NHTM, nâng cao chất lượng thể chế, hoàn thiện và tăng cường phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô. Sau đó, tùy theo kết quả cải cách hệ thống tài chính, thể chế và các chính sách kinh tế vĩ mô trong giai đoạn cũng như khả năng đáp ứng của các chủ thể kinh tế trong bối cảnh gia nhập TPP và AEC, tự do hóa tài khoản vốn sẽ tiếp tục được thực hiện với những bước đi phù hợp.

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
-------------
 
NEW CONTRIBUTION OF THESIS

The thesis topic: “The effect of capital account liberalization on economic growth in Vietnam”.
Major: Finance – Banking Code: 62340201
PhD Candidate: Luong Thi Thu Hang PhD Candidate code: NCS33.053TC
Supervisor: 1. Dr Luong Thai Bao; 2. Dr Nguyen Thi Kim Thanh
 
New contribution to the academic theory

Firstly, the thesis analyzed the effect channels of capital account liberalization on economic growth especially in developing countries. These channels include increase in capital accumulation, financial development and spillover effect of foreign direct investment.

Secondly, after inheriting the research of Kose et al (2009) about the preconditions of financial liberalization process, the thesis analyzed the role of these thresholds in relationship between capital account liberalization and economic growth especially in developing countries. 

New recommendation from the thesis

Firstly, the thesis finds that two alternative measures of capital account liberalization (Total foreign assets and liabilities - % of GDP and Foreign liabilities - % of GDP) also have positive effect on economic growth in Vietnam during 2000-2014. When total foreign assets and liabilities/GDP increase 1%, the growth of real GDP increase 0,0122%; When foreign liabilities/GDP increase 1%, the growth of real GDP increase 0,0272% . The main channel that capital account liberalization promote economic growth in Vietnam is capital accumulation. The rest channels include financial development and spillover effect of FDI are very weak.

Secondly, the result from qualitative analysis finds that the development of financial sector, institution quality and the strength of macro-economic policies decrease the positive effect of Capital account liberalization on economic growth in Vietnam. Quantitative analysis is also suitable with this result. The coefficient of interaction variable CALFD is negative means the development of financial sector decrease the positive effect of Capital account liberalization on economic growth in Vietnam. 

Thirdly, the recommendation of the thesis include: (1) At the current stage, Vietnam continue to hold on the level of Capital account liberalization like nowadays and focus on restructuring bank system, enhancing institution quality, enhancing coordination macro-economic policies; (2) After that, depending on the result of financial system, institution and macro-economic policies reform and the adaption abilities of Vietnamese economy after joining TPP and AEC, capital account liberalization will be continued in suitable process.