Nghiên cứu sinh Lương Thu Hà bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 16/11/2015 tại Phòng họp Tầng 2 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lương Thu Hà, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, với đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo tới kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam".
Thứ sáu, ngày 16/10/2015

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

 
Đề tài luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo tới kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD) Mã số: 62340102
Nghiên cứu sinh: Lương Thu Hà
Người hướng dẫn: PGS.TS. Ngô Kim Thanh
 
Những đóng góp về mặt học thuật, lý luận 
 
Thứ nhất, luận án đã lựa chọn được cách tiếp cận tố chất cá nhân và kết quả lãnh đạo doanh nghiệp phù hợp, chuyển đổi thành công các thang đo đo lường tố chất cá nhân và kết quả lãnh đạo trong điều kiện Việt Nam.
 
Thứ hai, luận án đã kiểm chứng được ảnh hưởng của những tố chất cá nhân nhà lãnh đạo (đã được thừa nhận trong các nghiên cứu trước đó) trong bối cảnh lãnh đạo mới: Bối cảnh Việt Nam với nền văn hóa phương Đông và trong giai đoạn kinh tế chuyển đổi. 
 
Thứ ba, xác định được những nhóm tố chất điển hình của nhà lãnh đạo (“Cảm tính – Tư duy quân bình”, “Chủ động – Khả năng xoay chuyển tình thế”); những đặc điểm mới về doanh nghiệp (Sở hữu)  ảnh hưởng tới kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam.
 
Những kết luận mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
“Tính nhân bản –  Sự công” bằng có ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ nhất tới tới cả hai nhóm kết quả lãnh đạo. Tiếp theo là ảnh hưởng của “Ham hiểu biết – Ham học hỏi” tới Kết quả lãnh đạo chung và “Kỷ luật – Cầu toàn” tới Kết quả lãnh đạo nhân viên. Các ảnh hưởng còn lại có mức độ như nhau, trong đó, chỉ có tác động của “Tự cao tự đại – Ngạo mạn – Tư tưởng thống trị” tới Kết quả lãnh đạo nhân viên là tiêu cực. 
 
“Chủ động – Khả năng xoay chuyển tình thế” và “Cảm tính – Tư duy quân bình” chỉ có tác động tới kết quả lãnh đạo nhân viên. Trong đó “Cảm tính  – Tư duy quân bình” có ảnh hưởng tích cực, ngược lại với giả thuyết ban đầu. 
 
Có sự khác biệt rõ ràng về kết quả lãnh đạo trong các doanh nghiệp sở hữu Nhà nước, tư nhân, nước ngoài. Trong doanh nghiệp Nhà nước, kết quả lãnh đạo nhân viên được đánh giá là cao hơn kết quả lãnh đạo chung lại thấp hơn trong doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài. 
 
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
Về đào tạo và phát triển đội ngũ doanh nhân, lãnh đạo doanh nghiệp: (1) Tăng cường đào tạo về kiến thức chuyên môn, các kỹ năng mềm, kiến thức về lãnh đạo và quản lý; (2) Khuyến khích tinh thần học hỏi, sự ham hiểu biết; khuyến khích sự sáng tạo; (3) Rèn cho người học tính kỷ luật, phương pháp và tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp...
 
Về quan điểm lãnh đạo trong doanh nghiệp: (1) Đề cao tính nhân bản trong quản lý; (2) Thiết lập cơ chế lãnh đạo công bằng; (3) Biết lắng nghe và tôn trọng các ý kiến phản biện; (4) Khi ra quyết định cần xét đến tình và lý để cân bằng và hài hòa lợi ích chung... 
 
Về chính sách đánh giá và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp: (1) Công bằng trong đánh giá và bổ nhiệm; (2) Coi trọng năng lực và phẩm chất cá nhân hơn là tuổi tác và thâm niên công tác; (3) Bình đẳng giới trong các vị trí lãnh đạo liên quan đến nội chính nhưng nên ưu tiên lựa chọn các nhà lãnh đạo nam giới trong các lĩnh vực liên quan tới hoạt động tổ chức sản xuất – điều hành, nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo…
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
-------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis topic: Effect of leader’s traits on leadership performance in enterprises in Vietnam
Specialization: Business Management (FBM) Code: 62340102
PhD Candidate: Luong Thu HA
Advisor: Ass. Prof. Dr. Ngo Kim THANH
 
New theoretical contributions
 
Firstly, choose a suitalbe approach to leader’s traits and leadership performance, successfully transformed measures of leader’s traits and leadership performance in the context of Vietnam. 
 
Secondly, examine the effect of leader’s traits on leadership performance (which has acknowledged in previous studies) in the context of ancient culture and transforming economics of Vietnam.
 
Thirdly, identify the typical traits of Vietnamese leaders in enterprise (“Emotional – Harmonious thinking”, “Initiative – Ability to turn things around”) with their effect and the moderation of enterprise’s ownership on leadership performance in Vietnam. 
 
New findings from reseach
 
“Humanity – Justice” has positive and strongest effect both on leading staff perfomance and general leading performance. The following effects are “Curiosity – Love of learning” on general leading performance and “Seft-regulation – Beauty” on leading staff performance. Other traits have lower-level positive effect but negative effect of “Narcissism – Hubris – Social dominance” on leading staff performance. 
 
“Emotional – Harmonious thinking” and “Initiative – The ability to turn things around”, identifying and developing measure by the author, have positive effect on leading staff performance only. Among them, the efffect of “Emotional – Harmonious thinking” contrasts to initial hypothesis. 
 
There are significant differences of leadership performance among state-owner, private and foreign enterprises. In general, these are higher leading staff but lower general leading performance in state-owner enterprises in comparision with private and foreign enterprises. 
 
Recommendations from research
 
For education and training institution: (1) Forcus on training professional  knowledge, soft skills, management and leadership skills; (2) encourage the curiousity, love of learning and creativity of the learners; (3) create the environment for the learners to practise self-regulation, persistence, scientific and professional working style and method...
 
For business leaders (about the leadership styles): (1) Appreciate humanity in management and leadership;(2) Establish a fair evaluation and treatment mechanism; (3) Willing to listen and accept criticism; (4) Balance perception through feeling and reason...
 
For appointment policy: (1) Base on staff’s performance results; (2) Ability and performance are prior than seniority; (3) Male leader is prior to female leader for positions related to operation management, research, innovation, creativity... but no difference in gender for humance resource, internal affairs...