Nghiên cứu sinh Ngô Thanh Mai bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 27/04/2018 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Ngô Thanh Mai, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Phân bố LL sản xuất và Phân vùng kinh tế), với đề tài "Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng: nghiên cứu điển hình ở Thành phố Hà Nội.".
Thứ ba, ngày 27/03/2018

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng: nghiên cứu điển hình ở Thành phố Hà Nội.
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Phân bố LL sản xuất và Phân vùng kinh tế)
Nghiên cứu sinh: Ngô Thanh Mai
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Lê Thu Hoa         2. PGS.TS Nguyễn Danh Sơn

1.    Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên sử dụng và tích hợp 3 hệ thống lý thuyết: (i) lý thuyết quản lý chất thải rắn đô thị tổng hợp và bền vững; (ii) lý thuyết về sự tham gia của cộng đồng và (iii) lý thuyết hành động tập thể. Bằng phương pháp chuyên gia, tác giả đề xuất 17 chỉ tiêu trên các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế/quản lý nhằm phân tích tính bền vững của mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng. Điểm nổi bật của bộ chỉ tiêu này là sự ‘có mặt’ của các chỉ tiêu về sự tham gia của cộng đồng, chỉ tiêu giám sát, chế tài, giải quyết xung đột trong cộng đồng được tác giả phân tích và chiết xuất từ hệ thống lý thuyết (ii) và (iii). Các chỉ tiêu này đã nêu bật vai trò quan trọng của cộng đồng để mô hình quản lý được vận hành một cách bền vững, cũng như gắn kết nội dung ‘dựa vào cộng đồng’ trong bối cảnh quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị.

2.    Những phát hiện và đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

Kết quả phân tích và đánh giá định lượng chỉ số tổng hợp bền vững đối với hai mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng (cộng đồng tự tổ chức và cộng đồng kết hợp với doanh nghiệp tư nhân) ở Hà Nội cho kết quả tương ứng là 0,612 và 0,676. Hai mô hình đều đạt sự bền vững khá cao về khía cạnh môi trường, do sự đóng góp rất lớn từ cải thiện tỷ lệ thu gom và tỷ lệ hộ gia đình được cung cấp dịch vụ. Tuy vậy, hai mô hình đều chưa thực sự bền vững về kinh tế khi tỷ lệ thu hồi chi chi phí chỉ đạt mức 1 và 0,7. Từ khía cạnh xã hội và quản lý/ thể chế, yếu tố chưa bền vững thể hiện ở mức độ tham gia của cộng đồng còn yếu và mờ nhạt; các vấn đề giám sát, chế tài trong mô hình hầu như bị bỏ ngỏ.

Kết quả điều tra 504 hộ gia đình tại hai địa bàn nghiên cứu ở Hà Nội (phường Nhân Chính và xã Sài Sơn) đã xác định mức WTP bình quân của các hộ lần lượt là 35.000đ/hộ/tháng và 25.000đ/hộ/tháng. Luận án đã sử dụng cách tiếp cận ước lượng bằng mô hình Tobit có kiểm soát về giới hạn của biến phụ thuộc, nhằm đảm bảo biến WTP không nhận giá trị âm. Đây là ưu điểm của mô hình Tobit so với mô hình OLS. Vì vậy, kết quả ước lượng WTP trong Luận án đảm bảo độ chính xác cao hơn so với các ước lượng thông thường (OLS). Với kết quả WTP thu thập được, mức phí thu gom được đề xuất tăng gấp 1,5 lần so với hiện tại, tương ứng 9.000 đồng/ người/ tháng đối với khu vực nội thành và 4.500 đồng/ người/ tháng đối với khu vực ven đô đang trong quá trình chuyển đổi đô thị hóa.
 

Nội dung của luận án xem tại đây.
 

-----------


NEW CONTRIBUTION OF DISSERTATION

Dissertation topic: Community - based Municipal Solid waste Management: a Case study of Hanoi.
Major: Economic Management (The Distribution of Productive Forces and Economic Zones)
Ph.D Candidate: Ngo Thanh Mai
Supervisors: 1. Prof. Le Thu Hoa    2. Prof. Nguyen Danh Sơn

1. New contributions in terms of academics and theoretics

The study is the first research to use and integrate three theoretical systems, including: (i) the theory of integrated sustainable municipal solid waste management; (ii) theory of community participation, and (iii) theory of collective action. By expert methodology, the author proposes 17 indicators on economic, social, environmental and institutional /managerial aspects to analyze the sustainability of the community-based municipal solid waste management model. The significance of this indicator set is the “presence” of various indicators of community participation, supervision, sanction and conflict resolution in the community analyzed and extracted from the theoretical systems (ii) and (iii) by the author. These indicators have highlighted the important role of the community in the sustainable operation of the management model as well as the integration of “community-based” content in the context of municipal solid waste management.

2. New findings and implications drawn from results of the study research

Quantitative assessment and analysis of the integrated sustainable index in two community-based MSW management models (self-organized and community-based integrated with private companies) in Hanoi indicate the corresponding results of 0.612 and 0.676. The spotlights of the two models are the rather high level in terms of environmental sustainability thanks to the huge contribution of the improvement in the proportion of waste collection and households being provided with services. Nevertheless, these two models has not been economically sustainable with the cost recovery rate of only 1 and 0.7. From a social and managerial/ institutional perspective, the unsustainable factor is characterized by a weak and blurred community participation. On the other hand, the issues of supervision and sanction in the model have been left open.
Results of a survey of 504 households in two study sites in Hanoi (Nhan Chinh ward and Sai Son commune) have determined the average willingness to pay (WTP) of the households with 35,000 VND/household/month and 25,000 VND/household/month respectively. The study has used an estimate approach by Tobit-controlled model limiting the dependent variable in order to ensure that the WTP variable did not receive a negative value. This is the advantage of the Tobit model compared to the Ordinary least squares (OLS) model. Therefore, the WTP estimation result in the study assure higher accuracy than OLS the. With the results of WTP collected, the proposed collection fee is 1.5 times higher than the current rate, equivalent to 9,000 VND/person/month for the urban areas and 4,500 VND/person/month for the suburbs which are in the process of urbanization.